Lợi ích dinh dưỡng trong thanh long với sức khỏe
Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới, mọc ra trên thân một loại cây họ xương rồng có tên Hylocereus. Nguyên thủy, loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mexico và Trung Mỹ, nhưng thường chỉ có giá trị làm cảnh.
Hiện nay, thanh long đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mọi người không chỉ yêu thích loại quả này vì giá hạt điều rang muối 500g hương vị ngọt ngào, mà còn vì thanh long đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe: từ giảm cân cho đến phòng tránh bệnh tiểu đường, tim mạch.
Lợi ích sức khỏe của thanh long
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thanh long có thể mang lại giá hạt điều rang muối loại 1 nhiều lợi ích sức khỏe. Đa phần những lợi ích này đến từ hàm lượng cao vitamin C, chất xơ và một số chất chống oxy hóa.
Hàm lượng calo thấp trong quả thanh long có thể giúp bạn nghĩ ngay đến lợi ích giảm cân. Thực tế thì loại qủa nhiệt đới này hoàn toàn xứng đáng có mặt trong chế độ ăn uống 5-10 khẩu phần rau quả mỗi ngày của bạn.
Trong 100g thanh long chỉ chứa 40 Calo, nó cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp bạn thấy no lâu hơn, rất phù hợp với những người muốn giảm cân lành mạnh.
Tuy nhiên cần lưu ý với phương pháp sử dụng thanh long để giảm béo, không nên lạm dụng vì khi ăn quá nhiều sẽ làm dạ dày bạn giãn to hơn, dung tích chứa tăng lên, do đó càng khó đạt được cảm giác no khi ăn những thức ăn khác.
Điều này cũng có nghĩa khi ăn những thức ăn khác bạn sẽ ăn nhiều mới có cảm giác no, và như vậy lại làm bạn tăng cân nhanh hơn. Khi bạn giảm cân, có nghĩa năng lượng từ bữa ăn ít hơn năng lượng cơ thể cần để duy trì các hoạt động, và bạn cần ăn chế độ ít năng lượng.
Do vậy, bạn nên khéo léo kết hợp ăn thanh long bổ sung chế độ ăn, dùng làm bữa phụ khi có cảm giác đói, ví dụ mỗi lần khoảng 250-300g thanh long, có thể ăn 2 lần/ngày, như vậy năng lượng từ thanh long đã cung cấp khoảng 200-240 Calo.
Thanh long nên ăn trực tiếp. Còn nếu bạn xay sinh tố, phải để ý năng lượng của suất ăn sẽ tăng lên, do các thành phần khác trong món sinh tố ví dụ như sữa đặc có đường, đường….
Giá trị dinh dưỡng
Quả thanh long chứa nhiều nước (87,6%) và cung cấp năng lượng thấp (40Calo/100g), nhưng lại có nhiều vitamin C, chất xơ, sắt và các chất chống oxy hóa. Một số nghiên cứu gần đây còn hướng tới sử dụng vỏ quả thanh long để làm chất tạo màu tự nhiên.
Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của thanh long:
Vitamin C trong quả thanh long có thể giúp bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong khi đó, nó gần như không chứa bất kể một chất béo gây hại nào, điều này tốt cho hệ tim mạch.
Nghiên cứu trên động vật chứng minh: Cả thanh long đỏ và thanh long trắng giúp giảm sự đề kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ ở những con chuột béo phì. Nó cũng giúp cải thiện tình trạng của hội chứng chuyển hóa, tiền thân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy trong hạt quả thanh long chứa một số loại acid béo tốt cho cơ thể, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạch. Vì vậy khi ăn thanh long nên nhai kỹ để hạt được vỡ ra.
Hàm lượng chất xơ trong quả thanh long tuy chưa phải là nhiều (1,8g/100g ăn được) nhưng cấu trúc phân tử của chất xơ trong quả thanh long cũng mới chỉ được khám phá gần đây (năm 2016), giúp giải thích tại sao với lượng chất xơ ít ỏi nhưng khi ăn quả thanh long lại mang lại nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe đến vậy.
Tuy nhiên chưa có nhiều công bố nghiên cứu trên người để khẳng định những lợi ích nêu trên trong thực nghiệm.
Thanh Long có tác dụng chống ung thư hay không?
Bạn sẽ đọc được ở đâu đó nói rằng ăn thanh long giúp phòng chống, thậm chí người ta còn đưa ra tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, nó không thể được gọi là một loại thuốc chữa bệnh.
Các hoạt chất được coi là có khả năng chống ung thư trong quả thanh long được tìm thấy là các polyphenol và flavonoid, tuy nhiên những hoạt chất này chủ yếu nằm ở phần vỏ của quả thanh long- thứ mà ta thường không ăn tới.
Vì thế những nghiên cứu này thường chỉ dùng cho các công ty trong công nghệ tách chiết chất chống oxy hóa và chống lão hóa, thường là để sản xuất mĩ phẩm, dược phẩm…
1. Có 3 giống thanh long phổ biến: ruột đỏ vỏ đỏ, ruột trắng vỏ đỏ và ruột trắng vỏ vàng.
2. Những cái tên khác nhau của thanh long trên thế giới: fruit dragon, pitaya, strawberry pear (lê dâu tây).
3. Vị của thanh long được nhiều người miêu tả như ăn một miếng kiwi và một miếng lê cùng lúc.
4. Hạt thanh long chứa nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6. Tuy nhiên, cơ thể khó có thể hấp thụ đáng kể lợi ích này, nếu chúng không được cắn vỡ. Nhai kỹ hoặc xay nhuyễn thanh long thành sinh tố là một cách hiệu quả để tận dụng nguồn axit béo từ hạt.
5. Một người nông dân Việt Nam trồng thanh long trong chuồng vịt thắp điện ban đêm. Ông vô tình phát hiện bằng hạt điều rang muối xuất khẩu cách này có thể khiến thanh long cho quả trái mùa. Từ đó, kỹ thuật này được áp dụng vào các trang trại trồng trọt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét