Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Tái cơ cấu cho ngành điều VN thật sự phát triển

Tái cơ cấu cho ngành điều VN thật sự phát triển
Ngành trồng và chế biến điều đã đạt và vượt cả 4 chỉ tiêu quan trọng đã phác thảo đến năm 2010 từ năm 2005. hạt điều rang muối Mức tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu điều thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, nhiều tình huống đòi hỏi ngành điều phải có sự nỗ lực hơn nữa
Năm 2005, ngành trồng và chế biến điều đã đạt và vượt cả 4 chỉ tiêu quan trọng về nhân điều thô, giá trị sản lượng, hạt điều rang muối bình phướckim ngạch xuất khẩu và năng lực chế biến mà Quyết định 120 đã phác thảo đến năm 2010. Mức tăng trưởng cao này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu điều chiếm vị trí thứ 2 trên toàn thế giới.
Trong nước, đến hết quý 3/2006 mặc dù hạt điều vẫn là ngành hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 sau gạo, cà phê, cao su. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhiều tình huống đòi hỏi ngành điều phải có sự nỗ lực hơn nữa.
TS. Lương Văn Tác, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho rằng bên cạnh những thành tựu lớn, việc thực hiện QĐ 120/TTg trong thực tế đã bộc lộ những hạn chế phải giải quyết trong thời gian tới để ngành điều phát triển bền vững. Quyết định 120/TTg có ghi: "Ưu tiên phát triển điều ở duyên hải miền Trung…" trong thực tế đây lại là nơi không hoặc ít thích hợp với sinh thái cây điều, lại gặp thiên tai nên tỷ lệ đậu quả thấp, hạt và nhân điều nhỏ.
Đề án 120/TTg cũng đề ra việc bố trí 120.000 ha điều ở rừng phòng hộ, lấy hạt năng suất 0,12 tấn/ha… là không hiện thực bởi cây điều nếu không được đầu tư chăm sóc như một cây nông nghiệp thì cả 2 mục tiêu lấy hạt và phong hộ cũng không đạt kết quả cao!
Đề án gợi ý không xây mới mà tập trung các nhà máy chế biến thành 22 cơ sở bình quân mỗi nhà máy 10.000 tấn thô/năm. Ý tưởng này cũng không hoàn toàn đúng nên trong quá trình thực hiện, các địa phương và các doanh nghiệp cũng tự ý chuyển đổi theo tình hình thực tế.
Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận thẳng thắn cho biết mặt hàng hạt điều từng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu USD/năm nay bị giảm sút mạnh. Nguyên do vì niên vụ vừa qua vùng nguyên liệu chính ở miền Đông Nam Bộ bị mất mùa, nhiều nhà máy phải sử dụng nguồn hạt thô mua từ miền Trung.
Do bảo quản kém từ khâu sơ chế nên loại hạt này bị nám đen một bên, ra chào hàng giá sụt xuống dưới 3 USD/kg! Hạt điều Việt Nam nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và hương vị đậm đà nhưng do lượng hạt thô trong nước cung cấp không đủ, các nhà máy phải nhập khẩu hàng năm tổng cộng 100.000 tấn hạt thô từ châu Phi, Indonesia. Các đầu mối trung gian quốc tế cũng có nhiều thủ thuật giao hàng phẩm cấp thấp nên sản phẩm hạt điều Việt Nam có nguy cơ mất tiếng thơm!
Nhiều ý kiến cũng cảnh báo gia nhập WTO rồi, biểu thuế xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều thô là 0%, nên các đại gia chế biến hạt điều của thế giới (như Công ty Olam của Ấn Độ đã hoạt động ở Việt Nam khá lâu) với các chiến thuật trên thương trường sẽ nắm giữ phần lớn nguồn nguyên liệu tốt để củng cố thương hiệu mình. Các doanh nghiệp Việt Nam với những khó khăn về đồng vốn, chưa có mối gắn kết giữa người sản xuất nguyên liệu và nhà chế biến sẽ gặp khó chồng lên khó.
Mặc dù thực hiện diện tích đạt 127,51% so với Đề án nhưng các vùng nguyên liệu đã thay đổi. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đạt mức cao: 150 – 148%, duyên hải Nam Trung Bộ chỉ đạt 52%, đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn: 27%. Năng suất bình quân của cây điều tăng trưởng 6,55% trong 10 năm qua nhưng chỉ có miền Đông Nam bộ và Đắk Nông, Đắk Lắk là đạt năng suất cao hơn 1 tấn/ha.
Nếu chỉ dừng lại ở mức năng suất này thì với giá cả hiện tại, người nông dân sẽ chỉ đạt mức trên dưới 10 triệu đồng/ha/năm khá xa với mức phấn đấu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra là 50 triệu đồng/ha đất nông nghiệp. Ngành điều liệu có giữ được quỹ đất trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của các loại cây trồng?
Đến nay mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tại các vùng điều trọng điểm ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vẫn có nhiều nhà vườn biết cải tạo vườn cũ bằng giống mới và đầu tư thâm canh nên đã đạt năng suất 4 – 5 tấn/ha. Số nhà máy chế biến đã tăng từ 60 – 219 cơ sở với công suất thiết kế 674.200 tấn/năm, nhiều nhà máy thành lập sát vùng nguyên liệu.
Duyên hải Nam Trung Bộ cũng có những tiểu vùng phù hợp, cây điều cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhưng để ngành điều phát triển đứng vững trong cuộc cạnh tranh thời hội nhập, việc quy hoạch, tổ chức sản xuất từ nông nghiệp đến sản xuất công nghiệp cần được điều chỉnh lại. hạt điều rang muối giá bao nhiêu Đề án phát triển điều theo Quyết định 120/TTg đến 2010 là 500.000 ha, chỉ nên dừng lại ở diện tích hiện có, tập trung cải tạo thâm canh cho diện tích 400.000 – 440.000 ha. Công suất thiết kế của các nhà máy cần được đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ để giữ vị trí xứng đáng đang có trên thị trường thế giới

Công nghiệp chế biến hạt điều sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới

Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới
Trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm thủ công. Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh.
Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm thủ công. Hạt điều rang muối còn vỏ lụaĐầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh.
Điều đó lý giải vì sao, tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng công nghiệp chế biến hạt điều phát triển rất nhanh hạt điều rang muối vỏ lụa . Năm 2005, công suất chế biến toàn ngành đã đạt 250% mức kế hoạch, trong khi sản lượng nguyên liệu chỉ đạt 160%. Bên cạnh đó, năm 2004 có thể coi là năm hoàng kim của ngành chế biến hạt điều, bởi giá thế giới tăng rất cao, đến 5,73 USD/kg cho loại nhân ww 320 so với hơn 4 USD trước đó. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi lớn. Vừa vui kết quả đạt được, vừa lo thiếu nguyên liệu để sản xuất, các doanh nghiệp đã tranh mua nguyên liệu bất chấp khuyến cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam, đẩy giá lên rất cao, đến 18.000 đồng/kg, tăng hơn 30% so với trước. Nhưng tới thời điểm bán sản phẩm, giá điều trên thế giới cứ giảm dần, các nhà chế biến không thể bán lỗ, nên phải neo hàng lại. Tới kỳ trả nợ ngân hàng, trả lương công nhân... buộc phải bán sản phẩm, các doanh nghiệp còn bị ép giá, càng bị lỗ nặng hơn.
Trưởng ban xúc tiến thương mại (Hiệp hội cây điều Việt Nam) Vũ Thái Sơn cho rằng, hiện tượng tranh mua nguyên liệu xảy ra có nguyên nhân do thuế suất nhập khẩu hạt điều thô quá cao. Với thuế suất 30% như hiện nay không một doanh nghiệp thương mại nào dám nhập khẩu hạt điều để cung cấp cho các đơn vị chế biến. Trong khi đó các đơn vị chế biến tuy được ghi nợ thuế 275 ngày, khi xuất khẩu được hoàn thuế, nhưng thủ tục rất nhiêu khê, mất thời gian, hơn nữa, bản thân doanh nghiệp rất ngại ra nước ngoài tìm mua nguyên liệu, bởi chi phí lớn. Do đó, vô hình, thuế quan trở thành cánh cửa ngăn dòng điều thô giá rẻ "chảy về". Đó là chưa kể, các doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng để mua trữ nguyên liệu và đầu tư kho chứa nguyên liệu.
Giám đốc Nguyễn Thị Mỹ Lệ (DNTN Mỹ Lệ) ở tỉnh Bình Phước lại cho rằng, sự cạnh tranh về lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành điều cũng như giữa ngành điều với các ngành công nghiệp khác cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp chế biến điều khó khăn hơn. Giải bài toán này, kinh nghiệm của Công ty chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai là mở những xưởng vệ tinh tại vùng nguyên liệu, hoặc phát triển những mô hình gia công chế biến nhỏ lẻ tại khu dân cư, nhằm tận dụng lao động phụ, lao động nông nhàn.
Theo Tổng giám đốc Công ty Donafood (Đồng Nai) Nguyễn Thái Học, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm điều bằng cách đầu tư thiết bị chế biến, hạt điều rang muối nguyên hạt còn vỏ lụa đa dạng hóa các sản phẩm hạt điều; nâng cao giá trị sử dụng gỗ điều, trái điều; các sản phẩm sau dầu điều như bột ma sát, sơn véc-ni cao cấp cho cách điện, cách nhiệt, phục vụ công nghiệp điện, ô-tô, dầu khí, đóng tàu... Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu năng suất chất lượng cao trên phạm vi cả nước.

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh Trong bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả ...