Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của đậu phộng
Đậu phộng không quá xa lạ đối với chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loại thực phẩm này có thể giúp bạn giảm cân và giúp ích trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch nữa đấy.
Đậu phộng là thực vật thuộc họ đậu bắt nguồn từ Nam Mỹ, hạt điều rang muối có tên khoa học là Arachis hypogea. Đậu phộng còn được dùng để chế biến dầu ăn, bột, bánh, kẹo mứt hay các loại nước sốt.
1. Thành phần dinh dưỡng
Bảng số liệu dưới đây cung cấp thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phộng nguyên hạt:
Thành phần
Calorie 567
Nước 7%
Chất đạm 25,8g
Carbohydrate 16,1g
Đường 4,7g
Chất xơ 8,5g
Chất béo 49,2g
Bão hòa 6,28g
Không bão hòa đơn 24,43g
Không bão hòa đa 15,56g
Omega-3 0g
Omega-6 15,56g
Chất béo chuyển hóa
~
Chất béo
Đậu phộng có nhiều chất béo. Thực tế, chúng được phân vào hạt điều rang muối bình phước nhóm các hạt dầu. Một tỷ lệ lớn đậu được thu hoạch trên thế giới thường dùng để làm dầu phộng. Chất béo chiếm từ 44 – 56% và chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hình thành nên axit oleic và acid linoleic.
Chất đạm
Đậu phộng có thể cung cấp khoảng 22 – 30% calorie. Vì thế, thực phẩm này là nguồn thực vật giàu đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, đa phần lượng đạm của đậu phộng là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lượng carbohydrate
Đậu phộng có lượng carbohydrate thấp, thực tế chỉ chiếm khoảng 13 – 16% tổng khối lượng. Với tính chất giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, đậu phộng có chỉ số đường thấp (dùng để đo thời gian lượng đường vào máu sau khi ăn) nên khá thích hợp cho những người bị đái tháo đường.
Vitamin và khoáng chất
Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm:
Biotin: Một chất quan trọng trong quá trình mang thai.
Đồng: Chế độ ăn thiếu đồng có thể ảnh hưởng xấu đến trái tim của bạn.
Niacin: Hay còn gọi là vitamin B3, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tim mạch.
Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, có vai trò thiết yếu với cơ thể, nhất là với các mẹ bầu.
Mangan: Một nguyên tố được tìm thấy trong nước uống và hầu hết mọi món ăn.
Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, thường tìm thấy trong các món ăn nhiều chất béo.
Thiamin: Hay còn gọi là vitamin B1, thiamin giúp tế bào cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, cần thiết để duy trì chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.
Phốt pho: Đậu phộng là một nguồn cung cấp nhiều phốt pho, chất khoáng đóng vai trò quan trọng để các mô duy trì và phát triển.
Magiê: Chất khoáng cần thiết trong chế độ ăn, có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể bạn và giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim.
Giảm cân
đậu phộng
Béo phì đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù chứa nhiều chất béo và calorie, đậu phộng lại không khiến bạn tăng cân. Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm này có thể giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng và giảm nguy cơ béo phì.
Có nhiều yếu tố khiến chúng trở thành thực vật giảm cân hiệu quả như:
Tăng cảm giác no nhiều hơn những loại thức ăn vặt khác, nên giúp bạn ăn ít hơn.
Do gây cảm giác ngon miệng nên nhiều người có khuynh hướng ăn nhiều đậu phộng hơn là những thức ăn khác.
Lượng đạm và chất béo không bão hòa đơn cao trong đậu có thể tăng sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể.
Là nguồn cung cấp chất xơ không tan, giúp bạn giảm nguy cơ tăng cân.
2. Lợi ích sức khỏe khác
Bên cạnh khả năng giảm cân hiệu quả, đậu phộng còn giúp bạn đạt nhiều lợi ích về sức khỏe nữa.
Tốt cho tim
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng ăn nhiều đậu phộng (và các loại hạt khác) có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch.
Nhiều cơ chế được đặt ra để giải thích cho những lợi ích này. Một trong những nhân tố quyết định là do đậu phộng có chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm magiê, niacin, đồng, axit oleic và nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol.
Ngừa sỏi mật
Hai nghiên cứu quan sát ghi nhận được thường xuyên ăn đậu phộng có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ. Hầu hết sỏi mật đều là sỏi cholesterol nên khả năng giảm lượng cholesterol của đậu phộng được xem là nguyên nhân cho lợi ích trên.
3. Ảnh hưởng không tốt của đậu phộng
Bên cạnh khả năng gây dị ứng, ăn đậu phộng chưa được ghi nhận thêm ảnh hưởng xấu nào. Tuy nhiên, đậu có thể bị nhiễm độc chất aflatoxin khi bị mốc.
Ngộ độc aflatoxin
Đậu phộng có thể bị nhiễm nấm mốc (Aspergillus flavus) và sẽ sinh ra độc chất aflatoxin. Triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin là chán ăn, mắt vàng, triệu chứng tổn thương gan. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy gan và ung thư gan.
Nguy cơ đậu phộng bị nấm mốc phụ thuộc vào việc bạn bảo quản đậu như thế nào, đậu sẽ dễ bị mốc nếu thường xuyên ở môi trường nóng ẩm, đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới.
Bạn có thể bảo quản đậu phộng bằng cách phơi khô hay để trong môi trường khô ráo và mát mẻ.
Kháng dinh dưỡng
Đậu phộng có chứa những chất làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng khác. Một trong đó là axit phytic, được tìm thấy trong hầu hết các loại hạt, đậu và ngũ cốc. Trong đậu phộng, axit phytic chiếm khoảng 0,2 – 4,5%. hạt điều rang muối giá bao nhiêu Axit phytic làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm từ hệ tiêu hóa. Vì thế, ăn quá nhiều đậu phộng có thể khiến bạn thiếu đi những chất dinh dưỡng trên qua thời gian.
Dị ứng
Đậu phộng là một trong 8 loại thực phẩm hàng đầu gây dị ứng. Tình trạng có thể nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Do đó, bạn nên tránh xa đậu phộng nếu bị dị ứng nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét