Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Cơ hội và thời cơ cho ngành điều phát triển

Cơ hội và thời cơ cho ngành điều phát triển
Cây điều (đào lộn hột) bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. giá bán hạt điều rang muốiÐặc biệt, trong sáu năm qua kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Năm 1975 Việt Nam mới có 500 ha điều, năm 1995 có 190.300 ha và năm 2005 đã đạt 433.000 ha (tăng hơn 800 lần so với năm 1975); giá hạt điều rang muối năng suất đạt 1,06 tấn/ha (tăng hai lần so với giai đoạn 1995-2000); sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Năm 1988, Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân điều. Ðến năm 2005 nước ta đã có hơn 200 nhà máy chế biến với tổng công suất khoảng 600.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, xuất khẩu được 110.000 tấn nhân điều thô, giá trị kim ngạch là 500 triệu USD, đứng hàng thứ hai trên thế giới về nhân điều thô xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của nhân điều Việt Nam là Mỹ (42%), Trung Quốc (17%), EU (20%), Australia, Canada v.v. và đang được tiếp tục mở rộng. Nhiều nhà nhập khẩu của EU, Mỹ đã đánh giá chất lượng nhân điều Việt Nam thơm, ngon hàng đầu thế giới. Ngoài sản phẩm chính là nhân điều, nước ta đã có mười cơ sở chế biến dầu điều từ vỏ hạt điều với sản lượng 15.000 tấn/năm. Như vậy, so với tất cả những chỉ tiêu chính trong Quyết định 120 đề ra cho ngành điều đến năm 2010 thì kết quả đã có đến năm 2005 đều vượt. Ðây là bước phát triển đột biến của ngành sản xuất điều Việt Nam. Hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng thứ tư sau gạo, cao-su, cà-phê và cũng là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Ngành sản xuất điều đã tạo việc làm và thu nhập tương đối ổn định cho 500.000 lao động, trong đó 300.000 lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, xuất khẩu và 200.000 hộ nông dân trồng điều.
Cây điều dễ trồng, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao vừa có giá trị thực phẩm, vừa sản xuất được dầu điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển diện tích điều ở những vùng có điều kiện, kết hợp cải tạo, thâm canh vườn điều hiện có với trồng mới, giải quyết việc làm. Ðó là những hướng rất phù hợp điều kiện phát triển của nước ta.
Cây điều trồng được ở bốn vùng sinh thái nông nghiệp: Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong đó riêng diện tích điều ở Ðông Nam Bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Cây điều trồng được trên ba nhóm đất chính là: đất đỏ vàng (76%), đất xám (20%) và đất cát biển (4%). Từ sau năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép trồng khu vực hóa mười giống điều như PN1, LG1, MH4/5, MH5/4 v.v. được nhân giống bằng phương pháp ghép, cho năng suất 2-3 tấn/ha ở nhiều tỉnh của Ðông Nam Bộ. Hàng chục giống điều mới khác có năng suất, chất lượng cao hơn so với giống điều nêu trên được tuyển chọn mới từ trong nước hoặc nhập nội được chuẩn bị đưa ra sản xuất. Với chiều hướng phát triển như vậy, năng suất vườn điều Việt Nam có điều kiện vươn lên đứng hàng đầu thế giới.
Cùng với việc giới thiệu các giống điều mới, các nhà khoa học đã đưa ra ba quy trình: Nhân giống điều, thâm canh điều và cải tạo các vườn điều cũ. Các biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ và vô cơ, phòng trừ sâu bệnh hại điều, tỉa cành tạo tán, làm cỏ v.v. đã được nhiều nông dân áp dụng có kết quả, góp phần quyết định tăng năng suất, chất lượng vườn điều ở nước ta, nhất là ở các tỉnh: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ðồng Nai.
Chế biến hạt điều thô lấy nhân xuất khẩu là ngành công nghiệp mới, liên tục tăng trưởng trong gần 20 năm qua, đưa tổng công suất chế biến hạt điều thô ở Việt Nam chiếm một phần hai tổng sản lượng điều thế giới. Tuy hai khâu cắt vỏ cứng và bóc vỏ lụa còn đang phải làm thủ công nhưng nhiều khâu khác đã được cơ giới hóa và có nhiều ưu điểm: tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao (85-90%). Trong khi các nước khác chỉ đạt 60-65%, mức đầu tư cho máy móc không lớn nên sớm thu hồi vốn và tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Ðến năm 2005, ngành điều đã có mười nhà máy được cấp chứng nhận chất lượng quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001-2000, ISO 9001-2001, bảy doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP như LAFOOCO, DONAFOODS, Nhật Huy, TANIMEX v.v. Sức cạnh tranh của ngành sản xuất điều nước ta rất cao là một thuận lợi lớn, có thể tiếp tục phát triển bền vững trong nhiều năm tới.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, lúc này mọi người, mọi đơn vị trong ngành sản xuất điều phải xem xét toàn diện cả thời cơ và thách thức. Bên cạnh những ưu thế, ngành sản xuất điều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả và sức cạnh tranh.
Việc quy hoạch đúng vùng trồng điều có hiệu quả là việc cần làm gấp. Ðã qua rồi giai đoạn trồng điều theo phong trào. Cây điều chỉ có thể trồng và đem lại hiệu quả ở vùng Ðông Nam Bộ, vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên và một số khu vực ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long; ngược lại trồng ở những vùng đất đai và khí hậu không thuận lợi đều cho năng suất thấp, hạt nhỏ, chi phí sản xuất và giá thành cao, dẫn đến hiệu quả thấp. Việc không áp dụng đầy đủ các biện pháp thâm canh cây điều, phòng trừ bọ xít, muỗi và bệnh hại điều, tình trạng trồng điều bằng hạt, hoặc buông lỏng quản lý chất lượng giống cây điều ghép của các địa phương chưa tốt cũng là mối nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sự phát triển bền vững của vùng điều nguyên liệu.
Trong chế biến hạt điều còn hai công đoạn là cắt, tách vỏ điều và bóc vỏ lụa vẫn phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công. Việc nghiên cứu thiết bị và công nghệ để cơ giới hóa hai công đoạn nói trên ngày càng bức xúc, thậm chí là điều kiện sống còn để phát triển bền vững. Ðây là đơn đặt hàng lớn của ngành từ nhiều năm nay đối với các nhà khoa học và các cơ quan khoa học nhưng rất tiếc đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Khâu thu mua hạt điều chưa được điều hành quản lý tốt của các cơ quan chức năng, chưa có sự liên kết giữa các khâu sản xuất-thu mua-chế biến theo tinh thần Quyết định 80/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên vẫn còn một số thiếu sót. Tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào hạt điều, thu hái điều non tồn tại nhiều năm nay đã làm giảm chất lượng điều nguyên liệu, từ đó làm giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu. Một doanh nhân nước ngoài đã nói: "Ðiều Việt Nam nổi tiếng là thơm, ngon nhưng nếu còn để tình trạng này xảy ra thì khó mà duy trì được chất lượng hàng đầu mà Việt Nam đang có". Hiện tượng tranh mua, tranh bán, tạo giá "ảo" cho người trồng và doanh nghiệp chế biến cũng góp phần làm cho sự phát triển ngành thiếu ổn định và bền vững.
Khi gia nhập WTO, hội nhập vào thị trường thế giới đòi hỏi phải xây dựng được tiêu chuẩn cho sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảng giá hạt điều rang muối đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng là những việc phải làm ngay, không thể trì hoãn. Tham gia vào "sân chơi" lớn, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín của ngành sản xuất điều Việt Nam mới là một bảo đảm để chiếm lĩnh thị trường, để chuyển từ việc xuất khẩu nhân điều thô sang xuất khẩu nhân điều chế biến với các sản phẩm đa dạng, có giá trị hơn nhiều lần

Khó khăn của ngành điều Việt Nam

Khó khăn của ngành điều Việt Nam
Ước tính sản lượng hạt điều nhập khẩu năm nay đạt 250.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với vụ trước. Hiệp hội điều Việt Nam dự đoán kim ngạch xuất khẩu năm 2006 sẽ "khó vượt mức 300 triệu USD", so với năm 2005 là 485 triệu USD. hạt điều rang muối giá bao nhiêuChưa bao giờ ngành điều rơi vào tình trạng thua lỗ như hai năm gần đây
Còn nhớ năm 2005, toàn ngành điều Việt Nam đã thua lỗ 1.000 tỷ đồng, nhiều nhà máy đã ngưng hoạt động và nhiều doanh nghiệp còn tồn kho hàng đến những tháng đầu năm 2006. Hiệp hội dự báo khả năng thua lỗ sẽ còn tiếp tục trong năm nay.
Nguyên nhân trước hết là do sức mua thế giới giảm, dẫn đến giá tụt dốc từ 2005 đến nay. bán hạt điều rang muối Đây cũng là nỗi lo của các nhà nhập khẩu hạt điều lớn trên thế giới tại cuộc họp của Uỷ ban về Các loại cây có hạt (INC) tại Motreal- Canada hồi giữa tháng 5/2006.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam Nguyễn Văn Lãng, INC cho biết có 2 nguyên nhân.Các loại hạt khác được mùa nên giá giảm dẫn đến phần lớn khách hàng và người tiêu thụ quay sang nhập và mua các loại hạt khác thay điều. Tình hình kinh tế suy thoái, nhất là biến động về giá xăng dầu đã tác động đến nhu cầu tiêu thụ khách hàng. Hội nghị INC cũng đã phân tích ngành điều Việt Nam do phát triển quá nhanh dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều và nhiều khi kém, nên khách hàng quay sang nhập hàng của ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam.
Thống kê của Hiệp hội điều Việt Nam cũng đã cho thấy, cả nước hiện có 350.000 ha điều, trong đó chỉ có 30% diện tích cho năng suất và chất lượng cao.Giá thị trường thế giới tụt dần làm các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam "rối như tơ vò". Chi phí chế biến năm nay tăng hơn 2005, dẫn đến giá thành 1 kg nhân điều thành phẩm phải từ 15.000-16.000 đồng/kg. Hoặc nếu tính giá nguyên liệu nhập kho vào tháng 5/2006 là 11.000-11.500đồng/kg, cao hơn giá thành xuất khẩu từ 15-20%.
Do vậy, "nguy cơ thua lỗ là rất lớn", ông Nguyễn Văn Lãng, Tổng thư ký Hiệp hội điều lo lắng. Khó đầu ra, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam cũng đang căng thẳng với các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đã khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay.
Cái lo nữa là lao động ngành chế biến điều mỗi năm một thiếu hụt, năm nay lại giảm 20-30% so với năm trước do sự thu hút lao động của các ngành lao động khác. Hơn 10 năm qua, ngành điều Việt Nam đã tự lực cánh sinh và có những đóng góp nhất định cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm trên 300.000 lao động, giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng trăm ngàn người dân khác trồng điều ở vùng sâu, vùng xa.
Nhưng giờ đây, ngành điều vấp phải lao đao. Theo Thứ trưởng Bộ thương mại Phan Thế Ruệ, không chỉ riêng ngành điều mà nền kinh tế cũng đang bắt đầu tùy thuộc vào cung cầu thế giới.Để hạn chế rủi ro, Thứ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin và có khả năng dự báo tốt. Hạn chế của ngành điều là sản xuất manh mún, mang tính thời vụ, hệ thống thu mua, chế biến xuất khẩu còn kém, các doanh nghiệp còn hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm...
Theo Thứ trưởng, trước biến động như hiện nay, các doanh nghiệp phải liên kết nhau và mạnh dạn đầu tư nhà máy chế biến nhân hạt điều công nghệ cao để tăng khả năng cạnh tranh.Hiệp hội điều Việt Nam tạm thời chưa có kế hoạch nhập nguyên liệu điều thô và kiến nghị Nhà nước xem xét bãi bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Tổng thư ký Hiệp hội điều cho biết, tại Hội nghị INC, các nhà nhập khẩu điều dự kiến sẽ chịu thua lỗ trong năm nay và chờ các tín hiệu thuận lợi hơn mới sản xuất mạnh trở lại. Các nhà sản xuất điều tại ấn Độ, Braxin đã nhận lời mời của Hiệp hội điều Việt Nam sẽ họp tại Tp.HCM để cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho vụ mùa 2006. bán sỉ hạt điều rang muốiTrong đó, Hiệp hội điều Việt Nam sẽ đề nghị thống nhất giảm giá sản xuất từ 20-30%, cùng giữ giá ổn định không giảm thêm nữa.
Theo đó, hiệp hội sẽ khuyến cáo các xí nghiệp chế biến điều Việt Nam cùng tham gia giảm tốc độ sản xuất như các nước, giảm áp lực giao hàng để chờ thuận lợi.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Rau củ Trung Quốc có nên giảm nhập khẩu?

Rau củ Trung Quốc có nên giảm nhập khẩu?
Các đầu mối nhập khẩu nông sản Trung Quốc đã giảm mạnh lượng nhập khẩu các mặt hàng như khoai tây, cà rốt, tỏi, gừng, táo...
Sau khi liên tục có các thông tin rau củ, trái cây Trung Quốc có vấn đề về an toàn thực phẩm như khoai tây, gừng, chanh, nho, lê, táo.. . có hóa chất bảo quản vượt mức cho phép nhiều lần, lượng hàng nông sản nhập khẩu từ thị trường này đã chựng lại.
Các đầu mối nhập khẩu nông sản Trung Quốc đã giảm mạnh lượng nhập khẩu các mặt hàng như khoai tây, cà rốt, tỏi, gừng, táo... Trong đó có loại lượng nhập hiện nay đã giảm tới 70% so với mức trung bình của năm 2012.
Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch nhập khẩu rau củ quả trong bảy tháng đầu năm 2013 khoảng 76,02 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái khoảng 81,38 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ tất cả thị trường trong bảy tháng đầu năm 2013 vẫn ở mức 221,93 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng nhập khẩu hàng nông sản từ Thái Lan tăng mạnh. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Thái Lan trong tháng 7-2013 lên 10,45 triệu USD, tăng tới 130,17% so với tháng 7-2012.
Tính chung bảy tháng, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ thị trường này lên đến 64,95 triệu USD, tăng 116,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện hàng nông sản Thái Lan nhập khẩu về VN chủ yếu gồm me, nho, táo, hành tây, tỏi, đậu Hà Lan...

Sàn giao dịch quốc tế chào đón nông sản Việt

Sàn giao dịch quốc tế chào đón nông sản Việt
Giao thương hàng hóa qua các sàn giao dịch là hướng đi cần thiết nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường.
Hoạt động thương mại qua sàn giao dịch hàng hóa đã có từ lâu trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam, kênh giao dịch này vẫn còn mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Thực tế, việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế xuất khẩu để tham gia sàn giao dịch hàng hóa quốc tế là hướng đi cần thiết, vừa giải quyết bài toán đầu ra vừa giúp hàng Việt Nam cạnh tranh tốt hơn khi xuất khẩu.
Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu cà phê Robusta, tiêu đen, cao su và nhiều nông sản khác. Tuy nhiên, lâu nay, vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc được giá lại mất mùa, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Nguyên nhân là chúng ta không có cơ chế phòng vệ cho nhà sản xuất, xuất khẩu. Lấy ví dụ về việc sàn giao dịch Singapore quảng cáo xuất khẩu cà phê Việt Nam, có kho hàng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc công ty kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam (VGB) cho rằng, nếu không sớm thực hiện qua sàn giao dịch nước ngoài, nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu hàng phải buôn bán qua trung gian, mà lợi nhuận nhiều nhất là ở khâu này. Ông nói: “Nếu chúng ta không đổi mới cơ chế giao dịch, chúng ta chỉ làm cho thương nhân trung gian. Nếu giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, chúng ta có thể chủ động được giá”.
Mặc dù nhu cầu giao dịch ở các sàn nước ngoài rất cần thiết nhưng hiện nay, những quy định về hình thức thanh toán còn nhiều bất cập, cơ chế hoạt động thiếu tính pháp lý, khiến hoạt động giao dịch hàng hóa tại các sàn nước ngoài chưa đạt hiệu quả, chưa mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, xuất khẩu nội địa.
Theo một số doanh nghiệp, việc tham gia giao dịch hàng hóa tại các sàn ở nước ngoài đòi hỏi việc nhận và chuyển tiền phải linh hoạt, theo yêu cầu thị trường. Trong khi đó, cơ chế thanh toán hiện nay lại kiểm soát chặt việc chuyển tiền ra nước ngoài, nên rất khó để thực hiện các giao dịch.
Ông Võ Thanh Châu, Giám đốc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) cho rằng, hiện chưa có cơ sở pháp lý cụ thể về thanh toán, khiến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp qua kênh này bị tắc.
Đối với giao dịch ở sàn giao dịch hàng hóa nước ngoài còn liên quan đến các thanh toán quốc tế, về xuất khẩu nhập khẩu. Để hoàn thiện khung pháp lý và áp dụng được trong thực tế thì cũng còn khó. Phát triển các sở giao dịch hàng hóa là để đóng góp vào việc ổn định sản xuất, xuất khẩu. Vấn đề là các bộ ngành phải vào cuộc đối với vấn đề này mới thực sự có tính khả thi.
Từ khi chính thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài cuối năm 2004, đến hết năm 2012, tổng giá trị hợp đồng giao dịch với sản phẩm xăng máy bay đạt 136 triệu USD; các sản phẩm như cà phê, cao su, bông, đậu tương... có giá trị lên đến 23 tỷ USD, cho thấy giá trị đem lại từ sàn giao dịch nước ngoài là không hề nhỏ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, cho rằng, Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài là một kênh để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc bảo hiểm giá cả, đặc biệt là hàng hóa có độ dao động giá lớn như nông sản, nhiên liệu, khoáng sản.
Hiện, Bộ Công thương đang xây dựng thông tư "Quy định phạm vi, điều kiện với thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài". Theo đó, doanh nghiệp có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng trở lên và có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến mặt hàng giao dịch mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ được tham gia. Riêng về điều khoản thanh toán, ký quỹ qua Sàn giao dịch hàng hóa nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước...
“Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu rất sôi động. Đã có một số doanh nghiệp tham gia Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài nhưng chưa có cơ sở pháp lý chính thống nên các doanh nghiệp còn e ngại. Thông tư này tạo hành lang pháp lý nền tảng để doanh nghiệp tham gia và khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Khung pháp lý sẽ phải hoàn thiện dần vì đây cũng là lĩnh vực phức tạp.” - ông Trần Thanh Hải cho biết.
Giao thương hàng hóa qua các sàn giao dịch ở nước ngoài đang được xem là hướng đi cần thiết nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường. Qua kênh này, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu vào thị trường thế giới trong điều kiện giá cả biến động, có thể bảo hiểm giá để tránh thua lỗ quá lớn.
Điều quan trọng là cần tạo hành lang pháp lý giúp nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch hàng hóa hoạt động tốt hơn, giảm rủi ro và phát triển bền vững các ngành hàng sản xuất mà trong nước đang có lợi thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Hiệu quả mô hình trồng cây ca cao dưới tán cây điều của Đăknông

Theo chia sẻ của Sở Nông Nghiệp tỉnh Đăknông thì trong những năm 2013 và trước đó do những tác động bất lợi của thời tiết, sâu bệnh, già cỗi, thoái hóa nên nhiều vườn điều cho năng suất thấp... Vì vậy, thời gian qua được sự hướng dẫn của các Trạm khuyến nông và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều hộ dân tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông đã áp dụng trồng xen cây ca cao dưới tán điều.

Mô hình này không chỉ mang lại thu nhập cao cho người dân trên cùng một diện tích canh tác mà còn là giải pháp để duy trì các vườn điều ở huyện.

Sở nông nghiệp Bình Phước khuyến cáo cẩn trọng với giống điều mới

Ngày 29/6/2018, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhà nông cân nhắc trước khi trồng các giống điều mới chưa được công nhận. Hiện nay, vào thời điểm đầu mùa mưa nên nhiều hộ dân đang khẩn trương đầu tư vốn tái canh vườn điều bằng nhiều giống khác nhau; trong đó có giống AB29 và AB05-08 chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng bán cháy hàng.

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh Trong bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả ...