Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Trồng khổ qua theo quy trình sạch an toàn

Trồng khổ qua theo quy trình sạch an toàn
1. Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Thích hợp ở 220C đến 250C. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái.
- Nước: Cây cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa ra hoa, đậu tái. Tuy nhiên, hạt điều rang muối cây rất sợ bị úng nước.
- Đất đai: Tuy không kén đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ và cát pha, đất xốp, đất có nhiều mùn; pH = 6.
2. Kỹ thuật canh tác:


Những trái khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể
vừa dùng làm rau ăn, vừa dùng làm thuốc
2.1. Chọn đất và chuẩn bị đất:
Vùng trồng rau phải cách xa khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện 2 km, cách xa khuc vực có chất thải của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lương kim loại nhỏ nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại. Đất phải cao ráo, thoát nước tốt, nếu trồng trong mùa nắng, để hạt điều rang muối bình phước giảm bớt công tưới nước, bà con không nên lên liếp cao mà chỉ cuốc đất rồi đậy rơm sau đó gieo hạt; còn mùa mưa bà con nên lên liếp cao khoảng 30 - 40 cm, bề mặt liếp rộng 60 cm nếu chỉ trồng 1 hàng, hoặc rộng 1,2m nếu trồng 2 hàng và cây cách cây trên hàng là 0,5m.
2.2. Chọn thời vụ:
Khổ qua có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, mùa nắng thuận lợi cho năng suất cao ít sâu bệnh hơn mùa mưa.
- Vụ Đông Xuân trồng tháng 11 - 12 dương lịch (dl) là thích hợp nhất, kế đến là vụ Xuân Hè trồng tháng 2 - 4 dương lịch.
- Vụ Hè Thu và Thu Đông do trồng vào mùa mưa nên ít đậu trái, dễ bị bệnh, năng suất thấp.
2.3. Chọn giống:
Ngoài giống địa phương có gai nhỏ, vị đắng, sai trái, năng suất thấp, hiện nay có các giống như sau:
- SG 4.1, SG 4.2. (lớn) của công ty giống Tp. HCM.
- TN8
- 63 Chia tai, 59CT của công ty Trang Nông.
Đây là các giống lai, sinh trưởng mạnh, quả to, dài khoảng 15 - 20 cm, màu xanh nhạt, thịt dầy, kháng sâu bệnh tốt, năng suất cao từ 30 tấn / ha trở lên. Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hoá chất bằng Rovral 2%, ta trộn đều 2gr thuộc bột Rovral với 1kg hột giống trong vòng 15 phút. Lượng hạt cần để trồng 1000 m2 là 1,5 kg. Có 2 cách gieo hạt như sau:
+ Cách 1: Gieo hạt khô thẳng trên luống, gieo 2, 3 hạt vào 1 lỗ, nếu muốn lấy trái to thì chừa lại 1 cây / 1 lỗ; nếu muốn lấy nhiều trái nhưng trái nhỏ thì chừa lại 2 cây/lỗ.
+ Cách 2: Hạt đem ngâm vài giờ trong nước ấm (pha 3 sôi, 2 lạnh) loại bỏ hạt lép rồi vớt hạt ra, dùng sàn có đáy bằng, đổ lên 1 lớp tro trấu, dày khoảng 3cm, sau đó đem hạt đã ngâm rải đều lên tro rồi rải 1 lớp tro khác phủ hạt, dày khoảng 2 cm, ta tưới nhẹ thường xuyên 2, 3 lần/ngày, ban ngày đem sàn ra phơi nắng, ban đêm lấy lá chuối phủ lên trên để giữ ẩm. Khoảng 3 ngày sau hạt nhú mầm, ta đem trồng ra ngoài liếp.
Trước khi đưa cây con ra ruộng để trồng, bà con nên phun Sherpa 0,1% để phòng bệnh cho cây sau này.
2.4. Phân bón:
Lượng phân thay đổi tuỳ loại đất. Trung bình để bón cho 1000 m2, ta cần lượng phân như sau:
- 1,5 tấn phân chuồng
- 30 kg vôi
- 25 kg Ure
- 30 kg DAP
- 20 kg Clorua Kali
Toàn bộ vôi và phân hữu cơ sẽ rải đều trên mặt liếp, cuốc sơ cho phân lọt xuống tầng dưới. Sau đó, dùng 5 kg Ure + 15 kg DAP + 10 kg KCl bón lót vào các hố trồng; số phân còn lại được dùng để bón thúc như sau:
- Từ 7 ngày sau trồng, pha Ure để tưới, cứ 3 - 4 ngày tưới 1 lần, lượng Ure tăng dần từ 1 kg lên 2kg cho 1000m2 để giúp cây ngay từ đầu phát triển nhiều nhánh, mập mạp sẽ cho năng suất cao sau này.
- Lúc cây chuẩn bị lên giàn (từ 30 ngày sau trồng)" Rải 5 kg Ure + 10 kg DAP + 5 kg KCl. Đây là lúc cây cần nhiều dinh dưỡng nhất để chuẩn bị ra hoa.
- Lượng phân còn lại được pha tưới trong 2 lần sau đó (vào ngày thứ 45 và 55 sau trồng) để giảm tỷ lệ trái bị đèo đẹt nhằm ổn định năng suất.
Phải kết thúc bón phân trước thu hoạch từ 7 - 10 ngày.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ. Bà con có thể phun phân bón lá 3 lần, nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì của chế phẩm nhưng cũng phải kết thúc phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Nếu đã sử dụng phân bón lá thì giảm 30% phân hoá học và không phun khi cây ra hoa.
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng chưa hoai hoặc nước phân pha loãng tưới cho rau, làm cho trứng giun và các yếu tố gây bệnh đường ruột (như vi khuẩn E.Coli, Salmonella...) có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người dùng rau; đồng thời phân tươi sẽ gây nóng cho cây, cũng như gây ra sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
2.5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lướng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới, nếu có điều kiện bà con nên sử dụng nước giếng khoan, có thể sử dụng nước sông, ao hồ không bị ô nhiễm để tưới.
Mùa khô nên tưới 2 lần/ngày, nhất là thời kỳ cây trổ hoa và trái phát triển, có thể dùng rơm phủ mặt liếp giúp đất giữ nước tốt, đỡ công tưới.
- Bấm ngọn: Khoảng 15 ngày sau gieo lúc cây có được 3, 4 lá, ta tiến hành ngắt đọt, cây sẽ cho 3 nhánh khác, tiếp tục ngắt lần 2 cây sẽ cho 9 nhánh. Cây khổ qua càng nhiều nhánh sẽ thuận lợi cho việc đậu trái nhiều. Nên cho dây bò trên mặt liếp, chỉ khi nào cây cho hoa cái thì hãy sửa dây bắt đầu cho leo giàn.
Làm giàn bằng cách dùng cây cắm làm trụ, sau đó giăng lưới nylon. Bà con có thể mua lưới tại chợ Kim Biên, với chi phí khoảng 200.000 đ tiền lưới cho 1.000 m2 đất trồng và sử dụng ít nhất 3 vụ trồng mới hỏng.
Cũng có thể làm giàn bằng cách cắm chà hình mái nhà, hình chữ X hoặc cắm chà sole cây ít bị sâu bệnh hơn nhờ thông thoáng hơn.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh:
(*) Về sâu, thường có:
a. Bọ trĩ, rầy lửa, bù lạch: Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ màu trắng hơi vàng, sống tập trung ở đọt non hay mặt dưới lá non chích hút nhựa làm cho đọt non không phát triển được, lá xoắn lại, vàng đỏ.
Bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm ấu trùng bù lạch để diệt trừ.
Đây là những đối tượng có tính kháng thuốc cao, do đó cần được thay đổi thuốc thường xuyên. Ta có thể dùng các loại thuốc sau đây: Trebon 10EC, Applaund 10WP, Pegasus 500EC để phun.
b. Rệp dưa, rầy nhớt: Thành trùng và ấu trùng nhỏ, có màu xanh vàng, sống thành từng đám dưới phiến lá non chích hút nhựa làm cho ngọn cây không phát triển được.
Rệp có rất nhiều thiên địch, do đó chỉ sử dụng thuốc khi mật độ của rệp và rầy cao, gây hư hại nhiều cho cây. Có thể dùng các loại thuốc sau:
- Trebon 10EC 0,1%, Sumi alpha 5EC để trị...
c. Sâu ăn tạp: Thường đẻ trứng về đêm, trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới của lá, sâu non mới nở sống thành từng ổ, khi lớn mới phân tán, sâu non ăn lá non, đọt non, sâu lớn hoá nhộng trong đất.
Dùng que đào quanh gốc bắt sâu vào buổi sáng sớm bằng tay. Ngắt những lá có ổ trừng và ổ sâu non tuôi 1, 2. Nếu có trên 5% cây bị hại dùng thuốc Oncol 5G dạng hạt rắc quanh gốc với lượng 2,3 kg/ha.
Kết hợp phun thuốc BT 0,3% hoặc bột HCD. Nếu mật độ sâu > 10 con/m2 thì dùng Sherpa 25EC phun với lượng 0,5 lít/ha, hoặc Trebon 10EC 0,1%.
d. Sâu đục quả: Đây là đối tượng phòng trừ chính, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời, khi thấy có 5% quả non bị hại phải trừ ngay.
Cho đến nay, đối tượng này vẫn phải sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ. Dùng pegasus 250SC, Sherpa 25EC, Sumidicin 20 EC 0,1% để trị.
(*) Về bệnh, thường gặp các bệnh sau:
a. Bệnh héo cây con, héo tóp thân: Bệnh do nấm phá hại, thường phá ở gốc cây con làm cho cây khô gốc, héo và chết. Bệnh phát triển ở ruộng có độ ẩm cao và ở ruộng trồng nhiều vụ liền.
Dùng Score 250 ND, 0,5 lít/ha hoặc Aliette 80WP liều lượng 1kg/ha.
b. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn: Do nấm gây hại, cây bị mất nước héo khô dần từ đọt đến thân, đôi khi bị nứt. Cây con khi bị bệnh, chết rạp từng đám.
Trên cây lớn bệnh gây hại từ ra hoa đến tượng quả. Lúc đầu cây bị lùn, héo từng nhánh, phải nhổ cây bệnh và đem tiêu huỷ.
Dùng Aliette, Ridomil, Rovral: Liều lượng 1kg/ha để trị.
c. Bệnh đốm phấn sương mai: Do nấm gây hại, lúc đầu vệt bệnh màu vàng nhạt, sau chuyển sang nâu. Sáng sớm quan sát ở mặt dưới lá ta thấy có tơ nấm. Bệnh hại ở lá gốc trước rồi chuyển dần lên ngọn.
Dùng Ridomil, Mancozeb, Aliette 1kg/ha.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng sau đây:
+ Chọn đúng thuốc: Sử dụng theo đúng nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn, không sử dụng cao hơn nồng độ quy định - nếu sâu bệnh kháng thuốc thì thay thuốc kháng chứ không tăng liều lượng.
+ Đúng đối tượng sâu bệnh
+ Sử dụng đúng lúc: Nên phun lúc sâu còn ở giai đoạn sâu non, hạt điều rang muối giá bao nhiêu vì lúc này sâu bệnh rất mẫn cảm với thuốc, không có khả năng kháng thuốc.
+ Phun xịt phải đúng cách: Phun ướt ở cả 2 mặt lá, nên luân phiên sử dụng các loại thuốc để tránh sự hình thành tính kháng thuốc của sâu bệnh.
(*)Lưu ý:
- Chỉ phun khi thật cần thiết
- Tuyệt đối không phun ở giai đoạn thu hoạch.
- Phải cách ly thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày.
Có thể kết hợp 1 thuốc sâu với 1 thuốc bệnh trong 1 lần phun nhằm hạn chế số lần phun thuốc trong 1 vụ.
3. Thu hoạch.
Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần, lần đầu khoảng 50 ngày sau khi gieo, trùng bình 2 - 4 ngày thu 1 lần. Bình quân thu được 20 tấn/ha trong thời gian trồng là 100 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh Trong bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả ...