Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, quê tôi chưa có điện sáng như bây giờ. Trong xóm, dù nghèo hay giàu thì mọi nhà đều dùng cây đèn mù u, hoặc đèn dầu hỏa,… để thắp sáng. Chỉ khi nhà có đám hay tiệc tùng, người ta mới dám dùng đến cây đèn cầy, đèn măng-xông, đèn sạc bình vì nó quá đắt đỏ.
Cây đèn chong cóc ngày xưa!
Chùa Đất Sét và cây đèn nến tự cháy sáng suốt 700 năm
Thời đó kinh tế khó khăn, để thắp được đèn dầu hỏa vào mỗi tối là cả một vấn đề. Nhà nào cũng chỉ dùng một hoặc hai ngọn đèn dầu hỏa và nó sẽ được thổi tắt khi cả nhà đều đi ngủ (tầm 9 giờ tối). Tuy lâu tàn nhưng đèn dầu hỏa bất tiện ở chỗ là bán hạt điều rang muối khói của nó bay lên xung quanh vùng sáng và ám đen ở đó. Nếu để gần quần áo, mà lại là những bộ đồ màu sáng thì xem như ngày hôm sau sẽ đen như lọ nồi. Chính vì thế mà nhiều người chuộng cây đèn mù u hơn, vì nó vừa không mất tiền mua, lại cháy rất sáng.
Ở quê tôi, đâu đâu cũng rợp bóng mù u, nó mọc hai bên đường làng, trước sân nhà, sau hè và cả ven những con sông đục ngầu phù sa. Nhớ ngày đó, cứ mỗi trưa đi học về, tôi và lũ bạn mang theo giỏ để nhặt những trái mù u chín. Quả chín sau khi mang về nhà, lũ trẻ chúng tôi phải dùng đá đập vỡ vỏ ra và lấy ruột vàng bên trong. Sau đó dùng dao xắt lát từng khoanh tròn xỏ xâu vào dây kẽm, que lá dừa, que tre rồi đem đi phơi. Độ chừng bốn ngày nắng tốt, xâu mù u sẽ ngả màu nâu nhạt, lúc đó là sử dụng được rồi.
Trái mù u đem phơi khô.
Nếu phơi càng lâu, càng khô thì mù u bén lửa càng nhanh, nhưng hạt điều rang muối như thế sẽ làm cho cây đèn mù u mau tắt, không sử dụng được lâu. Còn những quả thối có chất dầu rất cao, trẻ con chúng tôi chỉ việc lấy ruột, trộn với bông gòn và se thành từng cây như que kem mà đốt, không cần phải đem phơi. Hoặc cứ việc bỏ sáp vào lon sửa bò thật đầy, đặt một cái tim ngay giữa và đốt như là đèn cầy vậy. Tuy đèn mù u tiện lợi, nhưng sự nguy hiểm cũng khôn lường. Nếu không ai quản lý, nó rất dễ xảy ra hỏa hoạn. Vả lại đèn mù u rất khó di chuyển, mà chỉ đặt một nơi cố định vì dễ bị bỏng trên da người. Chính vì lẽ đó mà nó chỉ được cắm trước nhà cho sáng sủa, hoặc ở những nơi nhất định dễ trông chừng. Khi khách đến nhà vào ban đêm, người ta sẽ mang một lon sữa bò có sáp mù u ra đốt, khi khách về thì đèn được thổi đi để dùng lần sau.
Cây đèn mù u.
Nhớ đêm rằm trung thu, ngoài những chiếc lồng đèn xinh xắn có đặt đèn cây bên trong, người lớn còn cắm những ngọn đèn mù xung quanh một khoảng đất rộng cho trẻ em thỏa thích vui đùa. Đèn mù u như những ngọn đuốc hoa, sáng rợp cả một vùng, gây sự chú ý cho cả xóm, khiến trẻ nhỏ kéo đến chơi đông đúc hơn.
Những năm sau đó, điện về làng, cả xã mừng như mở hội. Người lớn quẳng hết tất cả những xâu mù u mà trẻ con chúng tôi từng cực công thu nhặt. Rồi chúng tôi cũng quên dần với những tháng ngày tươi đẹp đó, mà mải vui sướng vì trong nhà lúc nào cũng sáng choang như có ánh trăng rọi vào. Từ đó, trẻ con chẳng có hạt điều rang muối nguyên hạt còn vỏ lụa thói quen nhặt trái mù u chín mỗi khi đi học về.
Bây giờ, mỗi khi về quê, trò chuyện cùng bạn bè thuở nhỏ, tôi lại nhớ về những hàng mù u xanh rợp đường làng và những đêm đông học bài nhờ ánh sáng của cây đèn mù u. Bất giác tôi chạy xe đạp lang thang như kẻ điên trong những ngõ ngách làng quê để tìm cho mình một ký ức tuổi thơ tươi đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét