Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Xuất khẩu tăng nhưng nông sản vẫn tuột dốc

Xuất khẩu tăng nhưng nông sản vẫn tuột dốc
Sau 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2012 (tương đương mức tăng 13,08 tỷ USD); trong đó 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù giá và lượng của nhiều mặt hàng giảm mạnh hạt điều rang muối bình phước(đặc biệt nhóm nông lâm thủy sản) nhưng xuất khẩu cả năm sẽ đạt xấp xỉ 131 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2012 và cao hơn 4% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho toàn ngành.
Nông, khoáng sản giảm 2,8 tỷ USD
Tại giao ban sản xuất kinh doanh ngày 30/9, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 96,46 tỉ USD (bằng 76,5% mục tiêu kế hoạch), tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 58,44 tỷ USD, tăng 27% còn khối các doanh nghiệp trong nước đạt 32,5 tỷ USD tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân chín tháng qua đạt 10,7 tỷ USD/tháng, cao nhất từ trước đến nay. hạt điều rang muối giá bao nhiêu Trong đó, công nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm xuất khẩu chủ lực trong chín tháng qua khi đạt 67,24 tỷ USD, chiếm hơn 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái.


Người đứng đầu Vụ kế hoạch cũng nhấn mạnh, khối các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc nâng giá trị xuất khẩu, khi tỷ trọng ngày càng tăng. Cụ thể, xuất khẩu của khối FDI (không kể dầu thô) 9 tháng năm 2012 chiếm tỷ trọng 55,2% nhưng đã nâng lên mức 60,5% trong 9 tháng 2013.
Tính riêng một số mặt hàng có sự tham gia của khối FDI như: dệt may, giầy dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện đã chiếm đến 43,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu tính giá trị tuyệt đối thì nhóm 4 mặt hàng này đã tăng gần 11,8 tỷ USD trong 9 tháng qua.
Ngược lại, theo ông Vỵ, nhóm nông lâm thủy sản với phần lớn là các doanh nghiệp trong nước (chiếm 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung) lại không đạt được kỳ vọng khi cả giá và lượng của nhóm hàng này giảm mạnh.
Thống kê của Vụ kế hoạch, qua chín tháng, tính chung cả giảm giá và lượng của nhóm nông sản và khoáng sản đã làm giảm hơn 2,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Trao đổi những khó khăn trên, theo ông Huỳnh Văn Ghềnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang, hai tháng Tám và tháng Chín, giá lúa xuất khẩu trên địa bàn giảm 30%, hiện chỉ ở mức 10.000 đồng/3kg khiến đời sống nông dân bấp bênh, không mặn mà với đồng ruộng.
Trong khi đó, giá tôm cũng trượt giảm rất mạnh, hiện mỗi kilôgam tôm người nuôi trồng thiệt hại từ 7.000-10.000 đồng/kg. Do vậy, theo kiến nghị của ông Ghềnh, cần có cơ chế điều hành mạnh và quyết đoán để người nông dân được lợi.
Chia sẻ khó khăn về xuất khẩu, đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam cho hay, chín tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trên 2,4 tỷ USD, nhưng tăng trưởng không đạt hiệu quả như mong muốn.
Cụ thế, lượng xuất khẩu trong quý III đang giảm mạnh, tháng Chín chỉ xuất 350.000-400.000 tấn trong khi kế hoạch là 600.000 tấn, ngoài ra giá cũng giảm tới 16%.
Dẫn chứng của Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam Phạm Văn Bảy, hiện lượng gạo tồn kho tháng Chín khoảng 785.000 tấn và giá xuất khẩu mặt hàng gạo cũng giảm khoảng 30 USD/tấn.
Một trong những nguyên nhân theo ông Bảy là do phía Trung Quốc đã ngưng cấp hạn ngạch nhập khẩu mới, trong tháng Chín phía Việt Nam chỉ xuất khẩu vào thị trường này 45.000 tấn gạo trong khi bình quân các tháng trước là 250.000 tấn.
"Hiệp hội đề nghị các doanh nghiệp tránh bán giá thấp để giảm hàng tồn kho vì điều này sẽ làm ảnh hưởng chung đến thị trường," ông Phạm Văn Bảy nói.
Gỡ khó
Theo Bộ Công Thương, với tình hình kinh tế như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên vẫn cần có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về đích.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương sẽ theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu và dự báo khả năng xuất khẩu vào các thị trường, nhất là các thị trường có quy mô lớn; bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn và vướng mắc cho sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở nắm bắt thông tin và tình hình từ các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường xuất khẩu đang có dấu hiệu sụt giảm, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trong Bộ triển khai các giải pháp, các đề án trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
Đặc biệt, khi các hoạt động đàm phán song phương, đa phương đang tiến triển tốt Bộ sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các FTA đã ký kết để gia tăng xuất khẩu, tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống đồng thời quan tâm phát triển các thị trường mới, nhất là các thị trường có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn cũng như điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục hải quan theo hướng hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước và thúc đẩy kinh doanh, xuất khẩu.
Tại buổi họp giao ban, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, về các hợp đồng mua gạo tạm trữ, Hiệp hội lương thực Việt Nam đang đề xuất kéo dài thời gian mua tạm trữ giúp giải phóng lượng dư thừa cho nông dân và giữ cho giá lúa ổn định.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính Phủ đã cho phép Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, bán hạt điều rang muối hiện đã cấp được trên 32 đầu mối và ba tháng cuối năm sẽ đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi về hành lang pháp lý cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng kiến nghị ngân hàng nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, khơi thông thị trường xuất khẩu./.
Qua 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,46 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 96,58 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu 9 tháng năm 2013 ước khoảng 124 triệu USD, bằng 0,13% kim ngạch xuất khẩu.
Bộ Công Thương cho biết, 9 tháng khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất siêu 3,95 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 9,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu từ khu vực châu Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh Trong bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả ...