Cần có những doanh nghiệp tiên phong cho nông nghiệp Việt
Với việc “xắn tay” vào nông nghiệp, đồng hành cùng các hộ sản xuất, Công ty VinEco - Tập đoàn Vingroup đã cho thấy vai trò của một doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp. Vai trò đó không dừng lại ở việc “mua đi bán lại” nông sản, mà còn là một đại sứ lan tỏa ý thức sản xuất sạch trong cộng đồng, hạt điều rang muối giá bao nhiêu hướng tới một tương lai bền vững cho nền nông nghiệp Việt.
Thị trường có thể “nuốt chửng” nông dân
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, hiện nay nông sản Việt đang chịu sức ép cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. “Thị trường ngoài nước sự lép vế rất rõ rệt vì chịu ảnh hưởng của những nước lớn cả về chất lượng, công nghệ lẫn tiếp thị. Trong nước, nông sản bị nghi ngờ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngon đấy, bán hạt điều rang muối thơm đấy nhưng không sạch thì không ai dám mua”, bà Lan nêu thực tế.
Để chinh phục thị trường nội địa, nông sản Việt cần có nhiều thương hiệu nông sản sạch. Tuy nhiên, để canh tác nông sản theo những quy trình cho ra nông sản sạch đòi hỏi phải thay đổi tập quán canh tác và chi phí cao hơn bình thường.
Nhận định về vai trò của DN trong nông nghiệp, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Nếu không có doanh nghiệp làm cầu nối thì nông dân bơ vơ vô cùng, bơ vơ trong sản xuất, bơ vơ trong tiêu thụ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đảm nhận vai trò giám sát chất lượng sản phẩm...” – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Chưa kể, việc tiêu thụ theo kiểu “từ nhà ra chợ” vẫn là thói quen và là cách duy nhất của nhiều hộ nông dân.
Nói về những áp lực của thị trường với người nông dân, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, nếu cứ để cảnh quang gánh, xe thồ bán hàng đầy đường không quản lý được chất lượng nông sản thì sẽ đến lúc nông dân “gánh nạn” vì kiểu thị trường này”.
Nhận định của ông Sơn không hề sai khi những câu chuyện “dội chợ” gần đây xuất hiện như việc bán thanh long, dưa hấu... Khi không nắm được tín hiệu thị trường, người sản xuất cứ dò dẫm sản xuất mải miết cho đến một ngày sản phẩm làm ra không còn được đón nhận, lúc ấy dù không mong muốn nhưng thị trường đã vô tình “nuốt chửng” bao công sức của người nông dân.
Giữa lúc thị trường nông sản còn nhiều hoang mang, việc các DN vào cuộc là tín hiệu tích cực. Điển hình là Chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” do Công ty VinEco phát động tháng 9/2016 với Dự án liên kết 1000 Hộ sản xuất để hỗ trợ các hộ nông dân sạch xuất sạch, tiêu thụ sạch. Các hộ sản xuất chỉ cần có diện tích trên 1ha, cam kết sản xuất sạch… là có thể tham gia chương trình. Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng giám đốc Công ty VinEco cho biết, VinEco sẽ hỗ trợ về đào tạo kiến thức, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
“Chúng tôi đảm bảo thu mua đúng quy trình, đúng giá cả những nông sản mà chúng tôi đã ký kết với nông dân một cách ổn định nhất. Ngoài ra, nếu trong quá trình hợp tác, những hộ nông dân nào đạt chỉ tiêu cao về chất lượng cũng như số lượng nông sản thì chúng tôi sẽ có hướng hỗ trợ về vốn và kĩ thuật cao để phát triển sản xuất”, bà Hằng nhấn mạnh.
Trong dự án này, vai trò của VinEco là vừa là người sản xuất, vừa là người kết nối để đưa sản phẩm ra thị trường. Lợi thế của VinEco là có đầu ra thông qua các hệ thống siêu thị có sẵn, do đó khi nông dân làm việc với VinEco thì sẽ được cam kết về tiêu thụ sản phẩm nên nông dân yên tâm tập trung vào đích đến là tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.
Sau 3 tháng phát động, chương trình đã thu hút được gần 1500 hộ đăng ký trong đó có 250 hợp tác xã và hộ sản xuất đầu tiên thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với VinEco. Đồng thời, ngày 14/12 vừa qua, chương trình cũng đã tổ chức Lễ tổng kết giai đoạn 1 và Diễn đàn “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” tại Hà Nội để trực tiếp giải đáp các thắc mắc cho nông dân.
Qua diễn đàn, không chỉ người dân, doanh nghiệp được giải đáp thắc mắc mà chính những người làm chính sách cũng có cơ hội nắm bắt thực tế việc triển khai chính sách hiện còn những bất cập như thế nào. Điển hình như việc áp dụng hệ thống quản lý VietGAP hiện nay, lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng nhìn nhận một số bất cập từ văn bản quản lý và sẽ xem xét đưa vào chương trình sửa đổi ngay trong năm 2017 này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cũng nhận định: “DN có vai trò dẫn dắt nông dân, dẫn dắt nền nông nghiệp bền vững vào hội nhập. DN cũng là đơn vị đi đầu trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, là hạt nhân liên kết nông dân với thị trường”.
Những mô hình “liên kết chùm” VinEco triển khai đang tạo hiệu ứng lan tỏa rất tích cực cho ngành Nông nghiệp. Hơn lúc nào hết, giá hạt điều rang muối bình phước cần nhiều hơn nữa những sự tiên phong và những DN sẵn sàng “xắn tay” cùng khó với nông dân để kiến tạo những chuỗi nông sạch sản, vì tương lai lâu dài cho các thế hệ mai sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét