Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Nông dân Việt và mối liên hệ với thương lái nước ngoài

Nông dân Việt và mối liên hệ với thương lái nước ngoài
Từ hai năm nay, báo chí đã nói nhiều đến việc thương nhân người nước ngoài có mặt trên khắp đất nước ta thu mua hàng trực tiếp tại cơ sở.
Họ thu mua rất nhiều thứ: thảo dược quý hiếm (cây si, cây sói rừng ở Cao Bằng, bán hạt điều rang muối các loại cây thuốc quý ở Bắc Kạn, cây đuôi chồn (cốt toái bổ), cây lan gấm (thạch tầm), cây sâm bảy lá ở Tây nguyên...), lâm sản ở các tỉnh có rừng, nhất là ở các tỉnh biên giới; nông sản (dừa ở Bến Tre, khoai lang tím ở Vĩnh Long, sắn (củ mì) lát và sắn nguyên cây ở Kon Tum, Tây nguyên, thanh long ở Bình Thuận...);
Thủy sản (tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng..., cá cơm tươi và sấy ở Bình Thuận, Phú Quốc - Kiên Giang, cá mú ở Cam Ranh, Vân Phong - Khánh Hòa...). bán sỉ hạt điều rang muối Họ còn thu mua từ khoáng sản hiếm đến ớt, lá điều, nhiều loại nấm mọc ở các rừng đặc dụng ẩm ướt, tắc kè và các động vật cần bảo vệ trong Sách đỏ của VN.
Lượng hàng mà các thương lái thu mua khá nhiều, có mặt hàng lên đến hàng trăm tấn/ngày. Có mặt hàng họ mua sỉ cả hecta đang trồng như sắn, từ lá tới rễ, với giá 40.000-80.000 đồng/ha.
Thủ đoạn và ý đồ
Trong thu mua, giai đoạn 1 họ tranh mua bằng “chiêu” nâng giá, trả tiền mặt và mua tại nơi sản xuất. Sau khi đã chi phối được thị trường, họ sang giai đoạn 2, tăng dần lượng thu mua và trả thiếu một phần hẹn trả ở lần thu mua sau. Số tiền họ nợ tăng dần lên. Giai đoạn 3 là tẩu thoát và quỵt nợ.
Ban đầu các thương lái trực tiếp thu mua. Hiện nay họ còn thu mua thông qua một số doanh nghiệp tại chỗ, hoặc móc nối với người trong nước đứng ra đăng ký kinh doanh thay cho họ. Bằng cách này, từng bước họ tổ chức mạng lưới thu mua, chỉ đạo quá trình thu mua và quyết định giá cả thu mua, kể cả “lật kèo” giảm giá khi thấy hàng đầu nậu thu mua đã khá nhiều.
Một bước phát triển thêm nữa là họ yêu cầu các doanh nghiệp thu mua giao hàng tại cửa khẩu phía Bắc. Đối với thủy sản đánh bắt, họ hợp đồng với các tàu đánh cá VN của các tỉnh khác thu mua cho họ từ ngoài khơi.
Bằng cách này họ thúc đẩy xuất khẩu qua đường tiểu ngạch, việc “lật kèo” càng dễ dàng và ngặt nghèo hơn bởi giá thu mua giảm theo chiều dài các xe container xếp hàng chờ ở biên giới, các doanh nghiệp VN hầu như hoàn toàn bị thao túng và chịu phần thiệt.
Khi các thương lái mua cây thuốc từ lá đến rễ, khi họ thu mua động vật hoang dã trong Sách đỏ, rõ ràng ý đồ sâu xa của họ là tận diệt nguồn gen quý hiếm của VN.
Khi họ thu mua cây sắn từ lá đến gốc rễ trên diện tích hàng chục hecta, rõ ràng họ khuyến khích phá rừng, làm cho đất bạc màu nhanh chóng và tăng nhanh quá trình rửa trôi đất đồi núi. Môi trường bị phá hoại, đời sống của người dân và sản xuất ở những nơi này càng thêm khó khăn.
Khi họ nâng giá mua cá cơm cao hơn nhiều lần giá mua của các nhà thùng sản xuất nước mắm; khi họ gom mua với giá từ 110.000-125.000 đồng/kg tôm loại từ 120-150 con/kg, bất chấp tạp chất hoặc dư lượng thuốc kháng sinh, thì đó không còn là tranh mua với các doanh nghiệp VN nữa, mà là phá hoại sản xuất các mặt hàng chủ lực của VN. Bằng cách cắt nguồn nguyên liệu, đánh vào quy trình nuôi trồng và sản xuất, họ đánh vào sản lượng và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN.
Qua việc họ mua cá cơm sấy khô ở Phú Quốc, họ còn phá ngành du lịch và các bãi biển đẹp có tiếng của đảo này, cùng lúc với phá rừng và hệ sinh thái ngập nước của đảo.
Đó là chưa kể họ còn “chui” vào nuôi và thu mua tôm cá ở những nơi rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng như Cam Ranh, Vũng Rô, Vân Phong.
Chấn chỉnh quản lý trước khi quá muộn
Thương lái người nước ngoài, họ là ai? Nhiều thông tin nói rằng phần lớn họ vào VN qua con đường du lịch và tìm cách ở lại VN, bởi lẽ theo quy định hiện nay của pháp luật VN, thương nhân nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông, thủy sản tại VN.
Không ai nghĩ rằng họ là những cá nhân vào làm ăn riêng lẻ và chắc chắn họ không từ một thủ đoạn nào để khai thác mọi sơ hở và khe hở trong quản lý của VN.
Trước tiên, những mánh khóe thu mua của họ gặp một mảnh đất thuận lợi. Mặc dù có Bộ Công thương và các bộ khác liên quan, có rất nhiều hiệp hội, công ty thương mại, xuất nhập khẩu, nhưng thương mại trong nước từ lâu hầu như bị bỏ ngỏ (về vấn đề này tôi đã chất vấn bộ trưởng Bộ Thương mại tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X, ngày 31-5-2001), và người nông dân bị chèn ép cả đầu vào lẫn đầu ra.
Trong tình hình đó, nâng giá, mua tại chỗ, thanh toán bằng tiền mặt đầy đủ (giai đoạn đầu) cho người bán, cộng với tâm lý của người sản xuất và của những doanh nghiệp VN, vô tình hay hữu ý làm đầu nậu cho họ, ham cái lợi trước mắt mà không thấy cạm bẫy đang chờ đợi, là những yếu tố cho phép họ rong ruổi khắp đất nước, sục sạo, lừa gạt gần như “vô tư”.
Thứ đến, quản lý nhà nước của ta tưởng chừng chặt chẽ nhưng có không ít khe hở. Theo báo chí, Bộ Công thương nói rõ: “Với những thương nhân không hiện diện thương mại tại VN được đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu theo cam kết phải được Bộ Công thương cấp phép và không được trực tiếp thu mua mà phải thu mua qua thương nhân VN”. Nếu chỉ có như vậy thì quy định này phải chăng đã vạch con đường để họ tổ chức mạng lưới thu mua thông qua trung gian đầu nậu người Việt?
Theo Tổng cục Thủy sản, từ trước đến nay VN chưa từng cấp phép cho bất kỳ một tàu cá của nước nào vào đánh bắt hợp pháp trên vùng biển nước ta, và “đến thời điểm này cơ quan hữu trách VN mới chỉ cấp phép cho hai tàu của TQ được vào vùng biển của VN để vận chuyển thủy sản thu mua từ VN. Giấy phép của một tàu đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hiện chỉ còn tàu Việt Điện Bạch đang thực hiện việc này”.
Theo thống kê của Biên phòng Phú Yên, từ năm 2007 đến nay con tàu này đã có 39 lần với khoảng 314 lượt thuyền viên ra vào Vũng Rô cung cấp giống và thu mua hải sản. Đã có 643 tấn cá tại Vũng Rô xuất đi nước ngoài bằng đường biển qua tàu này.
Thật khó giải thích tại sao đi theo đường du lịch mà họ lại có thể ở lại, đi lại khắp nơi để buôn bán như vậy? Cam Ranh, Vũng Rô là những địa bàn nhạy cảm về an ninh quốc phòng, tại sao họ có thể ở đó, nuôi, thu mua và xuất thủy sản được? Công tác quản lý xuất nhập cảnh đã làm gì? Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn như vậy tại kỳ họp tháng 6-2012.
Họ vào thu mua mỗi ngày hàng trăm tấn hàng trị giá nhiều chục tỉ đồng. Công tác quản lý ngoại tệ, giá bán hạt điều rang muối đặc biệt tại các cửa khẩu mà khách du lịch đi qua, vận hành ra sao? Liệu có nguồn cung ứng tiền Việt cho họ, và liệu tiền giả có được trà trộn vào không?
Rõ ràng trong quản lý nhà nước của ta không chỉ có khe hở trong các ngành mà còn có khe hở do thiếu phối hợp giữa các ngành. Ngành công thương còn rất nhiều việc phải làm để thật sự là sức hút và tạo động lực cho người dân yên tâm sản xuất.

Muôn kiểu làm xấu hình ảnh nông sản Việt Nam

Muôn kiểu làm xấu hình ảnh nông sản Việt Nam
Quen với cách làm ăn dễ dãi, uy tín nông sản Việt Nam sẽ bị huỷ diệt.
Liều thuốc độc bọc đường của gian thương có sức huỷ diệt uy tín thương mại ghê gớm, hạt điều rang muối nhưng nguy hiểm hơn khi thói quen “dễ làm” chi phối nên chỉ cần vài quy định chuẩn mực là người sản xuất than thở “khó làm, hàng rào kỹ thuật “éo le”…
Có lúc cả chục tàu sắt của thương nhân Trung Quốc vào sâu trong nội địa, neo trên sông Hàm Luông mua dừa khô. hạt điều rang muối bình phước Thương lái người Việt hăng hái gom dừa đổ lên tàu. Xã Mỹ Thạnh An có 60 cơ sở chế biến thạch dừa, chẳng bao lâu sau 2/3 cơ sở đóng cửa. Bến Tre là nơi duy nhất kết nối ngành hàng khép kín theo hướng đa dạng hoá sản phẩm tới mức mụn dừa cũng có thể làm đất sạch xuất khẩu. Nhưng nếu vét hết dừa khô thì toàn bộ cơ sở sản xuất, quy trình và công ăn việc làm sẽ sụp đổ.
Cái giá của sự dễ dãi
Khoai lang Bình Tân, do chất đất và nguồn nước nên chất lượng khoai lang ở đây được khen ngon hơn vùng khác. Dân Vĩnh Long có món khoai lang ăn với mắm và dừa rám nạo thành sợi.
Thương nhân Trung Quốc tới Bình Tân, Vĩnh Long sau khi đã móc nối thương lái từng cung hàng, thuê đất trồng khoai, mượn tên người Việt mở vựa mua khoai lang, đóng thùng. Nâng giá mua khoai lang lên cao, thương nhân Trung Quốc có hai cái lợi: các đối thủ bỏ chạy và diện tích khoai tự động mở rộng vì được giá. Khi diện tích tăng bong bóng, cần thì mua, không thích thì vựa đóng cửa, giá tụt thảm hại khi người trồng nhưng không biết bán cho ai. Người trồng vẫn nuôi hy vọng rồi ngày nào đó thương nhân Trung Quốc sẽ cần tới mình?
Nhiều nông dân ở Bình Tân, lúc đầu thấy lạ khi thương lái mua khoai dính cả đất. Không cần kiểm tra, thanh toán dễ dàng… Một chủ tiệm bán xe gắn máy ở Bình Tân nói, lúc khoai lang thịnh, cửa hàng của ông bán 700 – 800 xe gắn máy trong một tháng.
Nhưng làm kiểu đó thì chỉ có thể bán cho thương nhân Trung Quốc, không thể bán cho ai khác. TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, trường đại học Cần Thơ cùng các giới chức ngành nông nghiệp Vĩnh Long qua Quảng Châu theo đường đi khoai lang tiểu ngạch, nghe các công ty ở chợ nông sản Quảng Châu phàn nàn: “Một tấn khoai, cả trăm ký đất”.
Các nhà phân phối ở Quảng Châu nói rằng bản thân các thương nhân từ Trung Quốc qua Việt Nam mua hàng về đây tìm đủ cách giảm giá, làm méo mó thị trường, làm cho bạn hàng không mấy gì thiện cảm với hàng từ Việt Nam sang đây.
Jiangnan Fruit & Vegetable ở Quảng Châu rộng 400.000m2, hoạt động từ năm 1994 bán nhiều loại nông sản nhập từ các nước Đông Nam Á. Hình ảnh hàng bẩn từ Việt Nam thêm tai tiếng.
Khi “bản tính khó dời”
Liều thuốc độc bọc đường của những gian thương có sức huỷ diệt uy tín thương mại ghê gớm, nhưng càng nguy hiểm hơn khi thói quen sản xuất hàng “dễ làm” chi phối nên chỉ cần một vài quy định chuẩn mực là người sản xuất than thở “khó làm, đòi hỏi quá hớp”, hàng rào kỹ thuật “éo le”…
Rất nhiều hàng hoá từ Việt Nam xuất đi, bị trả lại. MACBETH là dự án vừa kết thúc giai đoạn 1 tại Việt Nam trong khuôn khổ trợ giúp của WTO để khắc phục tình trạng bất cập này. MACBETH muốn giúp cho nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam hiểu và hàng xuất khẩu không bị trả lại nữa khi chạm vào quy định an toàn, vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu.
TS Lê Quốc Điền, giám đốc trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thuộc viện Cây ăn quả miền Nam, nói: “Tới đây phải kiểm tra – cấp mã số vườn đạt tiêu chuẩn, cấp mã số sản phẩm, xác định nhà đóng gói đúng tiêu chuẩn để làm hàng xuất sang Mỹ”. Vậy mà vẫn có người cho rằng “khó quá thì làm hàng cho thị trường dễ tính hơn như Trung Quốc, châu Phi”…
Thực tế cho thấy tại hội chợ Interfood, Jakarta (Indonesia), lần thứ 13 vừa kết thúc vào 31.8.2013, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trưng bày, giới thiệu quy trình sản xuất sạch, an toàn. Hiện nay nhiều loại hàng nhập vào Trung Quốc được kiểm phẩm theo chuẩn gắt gao không kém châu Âu.
Ông Herb Cochran, giám đốc điều hành AmCham Vietnam khi nói về nhu cầu Walmart, Lowe’s… nhấn mạnh: “Các công ty lớn đều đòi hỏi dù là sản phẩm nhỏ nhất phải có mã số D&B. Đối với Walmart đó là một trong 11 tiêu chí trở thành nhà cung cấp. Tại Việt Nam đã có văn phòng cơ quan cấp mã số D&B Vietnam. Để thoả mãn tiêu chuẩn chất lượng, có mã số, doanh nghiệp còn phải giao dịch thông tin điện tử (EDI)…”
Walmart có doanh số 400 tỉ USD/năm, để tương thích yêu cầu của Walmart thật không dễ dàng chút nào. hạt điều rang muối giá bao nhiêu Ông Herb Cochran nói tới một cơ hội khác tại đảo Guam, nhưng có vẻ như cái gì cũng sẽ trở thành thách thức vì việc tổ chức sản xuất và xuất khẩu lâu nay chỉ thích “đồng hành” với kiểu dễ làm, thậm chí “đạp chân là qua cửa”!

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Tái cơ cấu cho ngành điều VN thật sự phát triển

Tái cơ cấu cho ngành điều VN thật sự phát triển
Ngành trồng và chế biến điều đã đạt và vượt cả 4 chỉ tiêu quan trọng đã phác thảo đến năm 2010 từ năm 2005. hạt điều rang muối Mức tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu điều thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, nhiều tình huống đòi hỏi ngành điều phải có sự nỗ lực hơn nữa
Năm 2005, ngành trồng và chế biến điều đã đạt và vượt cả 4 chỉ tiêu quan trọng về nhân điều thô, giá trị sản lượng, hạt điều rang muối bình phướckim ngạch xuất khẩu và năng lực chế biến mà Quyết định 120 đã phác thảo đến năm 2010. Mức tăng trưởng cao này đã đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu điều chiếm vị trí thứ 2 trên toàn thế giới.
Trong nước, đến hết quý 3/2006 mặc dù hạt điều vẫn là ngành hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 sau gạo, cà phê, cao su. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhiều tình huống đòi hỏi ngành điều phải có sự nỗ lực hơn nữa.
TS. Lương Văn Tác, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho rằng bên cạnh những thành tựu lớn, việc thực hiện QĐ 120/TTg trong thực tế đã bộc lộ những hạn chế phải giải quyết trong thời gian tới để ngành điều phát triển bền vững. Quyết định 120/TTg có ghi: "Ưu tiên phát triển điều ở duyên hải miền Trung…" trong thực tế đây lại là nơi không hoặc ít thích hợp với sinh thái cây điều, lại gặp thiên tai nên tỷ lệ đậu quả thấp, hạt và nhân điều nhỏ.
Đề án 120/TTg cũng đề ra việc bố trí 120.000 ha điều ở rừng phòng hộ, lấy hạt năng suất 0,12 tấn/ha… là không hiện thực bởi cây điều nếu không được đầu tư chăm sóc như một cây nông nghiệp thì cả 2 mục tiêu lấy hạt và phong hộ cũng không đạt kết quả cao!
Đề án gợi ý không xây mới mà tập trung các nhà máy chế biến thành 22 cơ sở bình quân mỗi nhà máy 10.000 tấn thô/năm. Ý tưởng này cũng không hoàn toàn đúng nên trong quá trình thực hiện, các địa phương và các doanh nghiệp cũng tự ý chuyển đổi theo tình hình thực tế.
Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận thẳng thắn cho biết mặt hàng hạt điều từng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng chục triệu USD/năm nay bị giảm sút mạnh. Nguyên do vì niên vụ vừa qua vùng nguyên liệu chính ở miền Đông Nam Bộ bị mất mùa, nhiều nhà máy phải sử dụng nguồn hạt thô mua từ miền Trung.
Do bảo quản kém từ khâu sơ chế nên loại hạt này bị nám đen một bên, ra chào hàng giá sụt xuống dưới 3 USD/kg! Hạt điều Việt Nam nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và hương vị đậm đà nhưng do lượng hạt thô trong nước cung cấp không đủ, các nhà máy phải nhập khẩu hàng năm tổng cộng 100.000 tấn hạt thô từ châu Phi, Indonesia. Các đầu mối trung gian quốc tế cũng có nhiều thủ thuật giao hàng phẩm cấp thấp nên sản phẩm hạt điều Việt Nam có nguy cơ mất tiếng thơm!
Nhiều ý kiến cũng cảnh báo gia nhập WTO rồi, biểu thuế xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều thô là 0%, nên các đại gia chế biến hạt điều của thế giới (như Công ty Olam của Ấn Độ đã hoạt động ở Việt Nam khá lâu) với các chiến thuật trên thương trường sẽ nắm giữ phần lớn nguồn nguyên liệu tốt để củng cố thương hiệu mình. Các doanh nghiệp Việt Nam với những khó khăn về đồng vốn, chưa có mối gắn kết giữa người sản xuất nguyên liệu và nhà chế biến sẽ gặp khó chồng lên khó.
Mặc dù thực hiện diện tích đạt 127,51% so với Đề án nhưng các vùng nguyên liệu đã thay đổi. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đạt mức cao: 150 – 148%, duyên hải Nam Trung Bộ chỉ đạt 52%, đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn: 27%. Năng suất bình quân của cây điều tăng trưởng 6,55% trong 10 năm qua nhưng chỉ có miền Đông Nam bộ và Đắk Nông, Đắk Lắk là đạt năng suất cao hơn 1 tấn/ha.
Nếu chỉ dừng lại ở mức năng suất này thì với giá cả hiện tại, người nông dân sẽ chỉ đạt mức trên dưới 10 triệu đồng/ha/năm khá xa với mức phấn đấu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra là 50 triệu đồng/ha đất nông nghiệp. Ngành điều liệu có giữ được quỹ đất trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của các loại cây trồng?
Đến nay mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tại các vùng điều trọng điểm ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vẫn có nhiều nhà vườn biết cải tạo vườn cũ bằng giống mới và đầu tư thâm canh nên đã đạt năng suất 4 – 5 tấn/ha. Số nhà máy chế biến đã tăng từ 60 – 219 cơ sở với công suất thiết kế 674.200 tấn/năm, nhiều nhà máy thành lập sát vùng nguyên liệu.
Duyên hải Nam Trung Bộ cũng có những tiểu vùng phù hợp, cây điều cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhưng để ngành điều phát triển đứng vững trong cuộc cạnh tranh thời hội nhập, việc quy hoạch, tổ chức sản xuất từ nông nghiệp đến sản xuất công nghiệp cần được điều chỉnh lại. hạt điều rang muối giá bao nhiêu Đề án phát triển điều theo Quyết định 120/TTg đến 2010 là 500.000 ha, chỉ nên dừng lại ở diện tích hiện có, tập trung cải tạo thâm canh cho diện tích 400.000 – 440.000 ha. Công suất thiết kế của các nhà máy cần được đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ để giữ vị trí xứng đáng đang có trên thị trường thế giới

Công nghiệp chế biến hạt điều sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới

Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới
Trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm thủ công. Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh.
Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm thủ công. Hạt điều rang muối còn vỏ lụaĐầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh.
Điều đó lý giải vì sao, tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng công nghiệp chế biến hạt điều phát triển rất nhanh hạt điều rang muối vỏ lụa . Năm 2005, công suất chế biến toàn ngành đã đạt 250% mức kế hoạch, trong khi sản lượng nguyên liệu chỉ đạt 160%. Bên cạnh đó, năm 2004 có thể coi là năm hoàng kim của ngành chế biến hạt điều, bởi giá thế giới tăng rất cao, đến 5,73 USD/kg cho loại nhân ww 320 so với hơn 4 USD trước đó. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi lớn. Vừa vui kết quả đạt được, vừa lo thiếu nguyên liệu để sản xuất, các doanh nghiệp đã tranh mua nguyên liệu bất chấp khuyến cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam, đẩy giá lên rất cao, đến 18.000 đồng/kg, tăng hơn 30% so với trước. Nhưng tới thời điểm bán sản phẩm, giá điều trên thế giới cứ giảm dần, các nhà chế biến không thể bán lỗ, nên phải neo hàng lại. Tới kỳ trả nợ ngân hàng, trả lương công nhân... buộc phải bán sản phẩm, các doanh nghiệp còn bị ép giá, càng bị lỗ nặng hơn.
Trưởng ban xúc tiến thương mại (Hiệp hội cây điều Việt Nam) Vũ Thái Sơn cho rằng, hiện tượng tranh mua nguyên liệu xảy ra có nguyên nhân do thuế suất nhập khẩu hạt điều thô quá cao. Với thuế suất 30% như hiện nay không một doanh nghiệp thương mại nào dám nhập khẩu hạt điều để cung cấp cho các đơn vị chế biến. Trong khi đó các đơn vị chế biến tuy được ghi nợ thuế 275 ngày, khi xuất khẩu được hoàn thuế, nhưng thủ tục rất nhiêu khê, mất thời gian, hơn nữa, bản thân doanh nghiệp rất ngại ra nước ngoài tìm mua nguyên liệu, bởi chi phí lớn. Do đó, vô hình, thuế quan trở thành cánh cửa ngăn dòng điều thô giá rẻ "chảy về". Đó là chưa kể, các doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng để mua trữ nguyên liệu và đầu tư kho chứa nguyên liệu.
Giám đốc Nguyễn Thị Mỹ Lệ (DNTN Mỹ Lệ) ở tỉnh Bình Phước lại cho rằng, sự cạnh tranh về lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành điều cũng như giữa ngành điều với các ngành công nghiệp khác cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp chế biến điều khó khăn hơn. Giải bài toán này, kinh nghiệm của Công ty chế biến XNK nông sản thực phẩm Đồng Nai là mở những xưởng vệ tinh tại vùng nguyên liệu, hoặc phát triển những mô hình gia công chế biến nhỏ lẻ tại khu dân cư, nhằm tận dụng lao động phụ, lao động nông nhàn.
Theo Tổng giám đốc Công ty Donafood (Đồng Nai) Nguyễn Thái Học, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm điều bằng cách đầu tư thiết bị chế biến, hạt điều rang muối nguyên hạt còn vỏ lụa đa dạng hóa các sản phẩm hạt điều; nâng cao giá trị sử dụng gỗ điều, trái điều; các sản phẩm sau dầu điều như bột ma sát, sơn véc-ni cao cấp cho cách điện, cách nhiệt, phục vụ công nghiệp điện, ô-tô, dầu khí, đóng tàu... Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu năng suất chất lượng cao trên phạm vi cả nước.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Cơ hội và thời cơ cho ngành điều phát triển

Cơ hội và thời cơ cho ngành điều phát triển
Cây điều (đào lộn hột) bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. giá bán hạt điều rang muốiÐặc biệt, trong sáu năm qua kể từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Năm 1975 Việt Nam mới có 500 ha điều, năm 1995 có 190.300 ha và năm 2005 đã đạt 433.000 ha (tăng hơn 800 lần so với năm 1975); giá hạt điều rang muối năng suất đạt 1,06 tấn/ha (tăng hai lần so với giai đoạn 1995-2000); sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Năm 1988, Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân điều. Ðến năm 2005 nước ta đã có hơn 200 nhà máy chế biến với tổng công suất khoảng 600.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, xuất khẩu được 110.000 tấn nhân điều thô, giá trị kim ngạch là 500 triệu USD, đứng hàng thứ hai trên thế giới về nhân điều thô xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của nhân điều Việt Nam là Mỹ (42%), Trung Quốc (17%), EU (20%), Australia, Canada v.v. và đang được tiếp tục mở rộng. Nhiều nhà nhập khẩu của EU, Mỹ đã đánh giá chất lượng nhân điều Việt Nam thơm, ngon hàng đầu thế giới. Ngoài sản phẩm chính là nhân điều, nước ta đã có mười cơ sở chế biến dầu điều từ vỏ hạt điều với sản lượng 15.000 tấn/năm. Như vậy, so với tất cả những chỉ tiêu chính trong Quyết định 120 đề ra cho ngành điều đến năm 2010 thì kết quả đã có đến năm 2005 đều vượt. Ðây là bước phát triển đột biến của ngành sản xuất điều Việt Nam. Hai năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng thứ tư sau gạo, cao-su, cà-phê và cũng là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Ngành sản xuất điều đã tạo việc làm và thu nhập tương đối ổn định cho 500.000 lao động, trong đó 300.000 lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, xuất khẩu và 200.000 hộ nông dân trồng điều.
Cây điều dễ trồng, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao vừa có giá trị thực phẩm, vừa sản xuất được dầu điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển diện tích điều ở những vùng có điều kiện, kết hợp cải tạo, thâm canh vườn điều hiện có với trồng mới, giải quyết việc làm. Ðó là những hướng rất phù hợp điều kiện phát triển của nước ta.
Cây điều trồng được ở bốn vùng sinh thái nông nghiệp: Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong đó riêng diện tích điều ở Ðông Nam Bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Cây điều trồng được trên ba nhóm đất chính là: đất đỏ vàng (76%), đất xám (20%) và đất cát biển (4%). Từ sau năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép trồng khu vực hóa mười giống điều như PN1, LG1, MH4/5, MH5/4 v.v. được nhân giống bằng phương pháp ghép, cho năng suất 2-3 tấn/ha ở nhiều tỉnh của Ðông Nam Bộ. Hàng chục giống điều mới khác có năng suất, chất lượng cao hơn so với giống điều nêu trên được tuyển chọn mới từ trong nước hoặc nhập nội được chuẩn bị đưa ra sản xuất. Với chiều hướng phát triển như vậy, năng suất vườn điều Việt Nam có điều kiện vươn lên đứng hàng đầu thế giới.
Cùng với việc giới thiệu các giống điều mới, các nhà khoa học đã đưa ra ba quy trình: Nhân giống điều, thâm canh điều và cải tạo các vườn điều cũ. Các biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ và vô cơ, phòng trừ sâu bệnh hại điều, tỉa cành tạo tán, làm cỏ v.v. đã được nhiều nông dân áp dụng có kết quả, góp phần quyết định tăng năng suất, chất lượng vườn điều ở nước ta, nhất là ở các tỉnh: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ðồng Nai.
Chế biến hạt điều thô lấy nhân xuất khẩu là ngành công nghiệp mới, liên tục tăng trưởng trong gần 20 năm qua, đưa tổng công suất chế biến hạt điều thô ở Việt Nam chiếm một phần hai tổng sản lượng điều thế giới. Tuy hai khâu cắt vỏ cứng và bóc vỏ lụa còn đang phải làm thủ công nhưng nhiều khâu khác đã được cơ giới hóa và có nhiều ưu điểm: tỷ lệ thu hồi nhân nguyên cao (85-90%). Trong khi các nước khác chỉ đạt 60-65%, mức đầu tư cho máy móc không lớn nên sớm thu hồi vốn và tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
Ðến năm 2005, ngành điều đã có mười nhà máy được cấp chứng nhận chất lượng quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001-2000, ISO 9001-2001, bảy doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP như LAFOOCO, DONAFOODS, Nhật Huy, TANIMEX v.v. Sức cạnh tranh của ngành sản xuất điều nước ta rất cao là một thuận lợi lớn, có thể tiếp tục phát triển bền vững trong nhiều năm tới.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, lúc này mọi người, mọi đơn vị trong ngành sản xuất điều phải xem xét toàn diện cả thời cơ và thách thức. Bên cạnh những ưu thế, ngành sản xuất điều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả và sức cạnh tranh.
Việc quy hoạch đúng vùng trồng điều có hiệu quả là việc cần làm gấp. Ðã qua rồi giai đoạn trồng điều theo phong trào. Cây điều chỉ có thể trồng và đem lại hiệu quả ở vùng Ðông Nam Bộ, vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên và một số khu vực ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long; ngược lại trồng ở những vùng đất đai và khí hậu không thuận lợi đều cho năng suất thấp, hạt nhỏ, chi phí sản xuất và giá thành cao, dẫn đến hiệu quả thấp. Việc không áp dụng đầy đủ các biện pháp thâm canh cây điều, phòng trừ bọ xít, muỗi và bệnh hại điều, tình trạng trồng điều bằng hạt, hoặc buông lỏng quản lý chất lượng giống cây điều ghép của các địa phương chưa tốt cũng là mối nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sự phát triển bền vững của vùng điều nguyên liệu.
Trong chế biến hạt điều còn hai công đoạn là cắt, tách vỏ điều và bóc vỏ lụa vẫn phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công. Việc nghiên cứu thiết bị và công nghệ để cơ giới hóa hai công đoạn nói trên ngày càng bức xúc, thậm chí là điều kiện sống còn để phát triển bền vững. Ðây là đơn đặt hàng lớn của ngành từ nhiều năm nay đối với các nhà khoa học và các cơ quan khoa học nhưng rất tiếc đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Khâu thu mua hạt điều chưa được điều hành quản lý tốt của các cơ quan chức năng, chưa có sự liên kết giữa các khâu sản xuất-thu mua-chế biến theo tinh thần Quyết định 80/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên vẫn còn một số thiếu sót. Tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào hạt điều, thu hái điều non tồn tại nhiều năm nay đã làm giảm chất lượng điều nguyên liệu, từ đó làm giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu. Một doanh nhân nước ngoài đã nói: "Ðiều Việt Nam nổi tiếng là thơm, ngon nhưng nếu còn để tình trạng này xảy ra thì khó mà duy trì được chất lượng hàng đầu mà Việt Nam đang có". Hiện tượng tranh mua, tranh bán, tạo giá "ảo" cho người trồng và doanh nghiệp chế biến cũng góp phần làm cho sự phát triển ngành thiếu ổn định và bền vững.
Khi gia nhập WTO, hội nhập vào thị trường thế giới đòi hỏi phải xây dựng được tiêu chuẩn cho sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảng giá hạt điều rang muối đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng là những việc phải làm ngay, không thể trì hoãn. Tham gia vào "sân chơi" lớn, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín của ngành sản xuất điều Việt Nam mới là một bảo đảm để chiếm lĩnh thị trường, để chuyển từ việc xuất khẩu nhân điều thô sang xuất khẩu nhân điều chế biến với các sản phẩm đa dạng, có giá trị hơn nhiều lần

Khó khăn của ngành điều Việt Nam

Khó khăn của ngành điều Việt Nam
Ước tính sản lượng hạt điều nhập khẩu năm nay đạt 250.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với vụ trước. Hiệp hội điều Việt Nam dự đoán kim ngạch xuất khẩu năm 2006 sẽ "khó vượt mức 300 triệu USD", so với năm 2005 là 485 triệu USD. hạt điều rang muối giá bao nhiêuChưa bao giờ ngành điều rơi vào tình trạng thua lỗ như hai năm gần đây
Còn nhớ năm 2005, toàn ngành điều Việt Nam đã thua lỗ 1.000 tỷ đồng, nhiều nhà máy đã ngưng hoạt động và nhiều doanh nghiệp còn tồn kho hàng đến những tháng đầu năm 2006. Hiệp hội dự báo khả năng thua lỗ sẽ còn tiếp tục trong năm nay.
Nguyên nhân trước hết là do sức mua thế giới giảm, dẫn đến giá tụt dốc từ 2005 đến nay. bán hạt điều rang muối Đây cũng là nỗi lo của các nhà nhập khẩu hạt điều lớn trên thế giới tại cuộc họp của Uỷ ban về Các loại cây có hạt (INC) tại Motreal- Canada hồi giữa tháng 5/2006.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam Nguyễn Văn Lãng, INC cho biết có 2 nguyên nhân.Các loại hạt khác được mùa nên giá giảm dẫn đến phần lớn khách hàng và người tiêu thụ quay sang nhập và mua các loại hạt khác thay điều. Tình hình kinh tế suy thoái, nhất là biến động về giá xăng dầu đã tác động đến nhu cầu tiêu thụ khách hàng. Hội nghị INC cũng đã phân tích ngành điều Việt Nam do phát triển quá nhanh dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều và nhiều khi kém, nên khách hàng quay sang nhập hàng của ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam.
Thống kê của Hiệp hội điều Việt Nam cũng đã cho thấy, cả nước hiện có 350.000 ha điều, trong đó chỉ có 30% diện tích cho năng suất và chất lượng cao.Giá thị trường thế giới tụt dần làm các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam "rối như tơ vò". Chi phí chế biến năm nay tăng hơn 2005, dẫn đến giá thành 1 kg nhân điều thành phẩm phải từ 15.000-16.000 đồng/kg. Hoặc nếu tính giá nguyên liệu nhập kho vào tháng 5/2006 là 11.000-11.500đồng/kg, cao hơn giá thành xuất khẩu từ 15-20%.
Do vậy, "nguy cơ thua lỗ là rất lớn", ông Nguyễn Văn Lãng, Tổng thư ký Hiệp hội điều lo lắng. Khó đầu ra, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam cũng đang căng thẳng với các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đã khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay.
Cái lo nữa là lao động ngành chế biến điều mỗi năm một thiếu hụt, năm nay lại giảm 20-30% so với năm trước do sự thu hút lao động của các ngành lao động khác. Hơn 10 năm qua, ngành điều Việt Nam đã tự lực cánh sinh và có những đóng góp nhất định cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm trên 300.000 lao động, giúp xoá đói giảm nghèo cho hàng trăm ngàn người dân khác trồng điều ở vùng sâu, vùng xa.
Nhưng giờ đây, ngành điều vấp phải lao đao. Theo Thứ trưởng Bộ thương mại Phan Thế Ruệ, không chỉ riêng ngành điều mà nền kinh tế cũng đang bắt đầu tùy thuộc vào cung cầu thế giới.Để hạn chế rủi ro, Thứ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin và có khả năng dự báo tốt. Hạn chế của ngành điều là sản xuất manh mún, mang tính thời vụ, hệ thống thu mua, chế biến xuất khẩu còn kém, các doanh nghiệp còn hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm...
Theo Thứ trưởng, trước biến động như hiện nay, các doanh nghiệp phải liên kết nhau và mạnh dạn đầu tư nhà máy chế biến nhân hạt điều công nghệ cao để tăng khả năng cạnh tranh.Hiệp hội điều Việt Nam tạm thời chưa có kế hoạch nhập nguyên liệu điều thô và kiến nghị Nhà nước xem xét bãi bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Tổng thư ký Hiệp hội điều cho biết, tại Hội nghị INC, các nhà nhập khẩu điều dự kiến sẽ chịu thua lỗ trong năm nay và chờ các tín hiệu thuận lợi hơn mới sản xuất mạnh trở lại. Các nhà sản xuất điều tại ấn Độ, Braxin đã nhận lời mời của Hiệp hội điều Việt Nam sẽ họp tại Tp.HCM để cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho vụ mùa 2006. bán sỉ hạt điều rang muốiTrong đó, Hiệp hội điều Việt Nam sẽ đề nghị thống nhất giảm giá sản xuất từ 20-30%, cùng giữ giá ổn định không giảm thêm nữa.
Theo đó, hiệp hội sẽ khuyến cáo các xí nghiệp chế biến điều Việt Nam cùng tham gia giảm tốc độ sản xuất như các nước, giảm áp lực giao hàng để chờ thuận lợi.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Rau củ Trung Quốc có nên giảm nhập khẩu?

Rau củ Trung Quốc có nên giảm nhập khẩu?
Các đầu mối nhập khẩu nông sản Trung Quốc đã giảm mạnh lượng nhập khẩu các mặt hàng như khoai tây, cà rốt, tỏi, gừng, táo...
Sau khi liên tục có các thông tin rau củ, trái cây Trung Quốc có vấn đề về an toàn thực phẩm như khoai tây, gừng, chanh, nho, lê, táo.. . có hóa chất bảo quản vượt mức cho phép nhiều lần, lượng hàng nông sản nhập khẩu từ thị trường này đã chựng lại.
Các đầu mối nhập khẩu nông sản Trung Quốc đã giảm mạnh lượng nhập khẩu các mặt hàng như khoai tây, cà rốt, tỏi, gừng, táo... Trong đó có loại lượng nhập hiện nay đã giảm tới 70% so với mức trung bình của năm 2012.
Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch nhập khẩu rau củ quả trong bảy tháng đầu năm 2013 khoảng 76,02 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái khoảng 81,38 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ tất cả thị trường trong bảy tháng đầu năm 2013 vẫn ở mức 221,93 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng nhập khẩu hàng nông sản từ Thái Lan tăng mạnh. Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Thái Lan trong tháng 7-2013 lên 10,45 triệu USD, tăng tới 130,17% so với tháng 7-2012.
Tính chung bảy tháng, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ thị trường này lên đến 64,95 triệu USD, tăng 116,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện hàng nông sản Thái Lan nhập khẩu về VN chủ yếu gồm me, nho, táo, hành tây, tỏi, đậu Hà Lan...

Sàn giao dịch quốc tế chào đón nông sản Việt

Sàn giao dịch quốc tế chào đón nông sản Việt
Giao thương hàng hóa qua các sàn giao dịch là hướng đi cần thiết nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường.
Hoạt động thương mại qua sàn giao dịch hàng hóa đã có từ lâu trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam, kênh giao dịch này vẫn còn mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Thực tế, việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế xuất khẩu để tham gia sàn giao dịch hàng hóa quốc tế là hướng đi cần thiết, vừa giải quyết bài toán đầu ra vừa giúp hàng Việt Nam cạnh tranh tốt hơn khi xuất khẩu.
Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu cà phê Robusta, tiêu đen, cao su và nhiều nông sản khác. Tuy nhiên, lâu nay, vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc được giá lại mất mùa, gây thiệt hại cho người sản xuất.
Nguyên nhân là chúng ta không có cơ chế phòng vệ cho nhà sản xuất, xuất khẩu. Lấy ví dụ về việc sàn giao dịch Singapore quảng cáo xuất khẩu cà phê Việt Nam, có kho hàng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc công ty kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam (VGB) cho rằng, nếu không sớm thực hiện qua sàn giao dịch nước ngoài, nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu hàng phải buôn bán qua trung gian, mà lợi nhuận nhiều nhất là ở khâu này. Ông nói: “Nếu chúng ta không đổi mới cơ chế giao dịch, chúng ta chỉ làm cho thương nhân trung gian. Nếu giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, chúng ta có thể chủ động được giá”.
Mặc dù nhu cầu giao dịch ở các sàn nước ngoài rất cần thiết nhưng hiện nay, những quy định về hình thức thanh toán còn nhiều bất cập, cơ chế hoạt động thiếu tính pháp lý, khiến hoạt động giao dịch hàng hóa tại các sàn nước ngoài chưa đạt hiệu quả, chưa mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, xuất khẩu nội địa.
Theo một số doanh nghiệp, việc tham gia giao dịch hàng hóa tại các sàn ở nước ngoài đòi hỏi việc nhận và chuyển tiền phải linh hoạt, theo yêu cầu thị trường. Trong khi đó, cơ chế thanh toán hiện nay lại kiểm soát chặt việc chuyển tiền ra nước ngoài, nên rất khó để thực hiện các giao dịch.
Ông Võ Thanh Châu, Giám đốc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) cho rằng, hiện chưa có cơ sở pháp lý cụ thể về thanh toán, khiến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp qua kênh này bị tắc.
Đối với giao dịch ở sàn giao dịch hàng hóa nước ngoài còn liên quan đến các thanh toán quốc tế, về xuất khẩu nhập khẩu. Để hoàn thiện khung pháp lý và áp dụng được trong thực tế thì cũng còn khó. Phát triển các sở giao dịch hàng hóa là để đóng góp vào việc ổn định sản xuất, xuất khẩu. Vấn đề là các bộ ngành phải vào cuộc đối với vấn đề này mới thực sự có tính khả thi.
Từ khi chính thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài cuối năm 2004, đến hết năm 2012, tổng giá trị hợp đồng giao dịch với sản phẩm xăng máy bay đạt 136 triệu USD; các sản phẩm như cà phê, cao su, bông, đậu tương... có giá trị lên đến 23 tỷ USD, cho thấy giá trị đem lại từ sàn giao dịch nước ngoài là không hề nhỏ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, cho rằng, Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài là một kênh để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc bảo hiểm giá cả, đặc biệt là hàng hóa có độ dao động giá lớn như nông sản, nhiên liệu, khoáng sản.
Hiện, Bộ Công thương đang xây dựng thông tư "Quy định phạm vi, điều kiện với thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài". Theo đó, doanh nghiệp có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng trở lên và có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến mặt hàng giao dịch mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ được tham gia. Riêng về điều khoản thanh toán, ký quỹ qua Sàn giao dịch hàng hóa nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước...
“Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu rất sôi động. Đã có một số doanh nghiệp tham gia Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài nhưng chưa có cơ sở pháp lý chính thống nên các doanh nghiệp còn e ngại. Thông tư này tạo hành lang pháp lý nền tảng để doanh nghiệp tham gia và khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Khung pháp lý sẽ phải hoàn thiện dần vì đây cũng là lĩnh vực phức tạp.” - ông Trần Thanh Hải cho biết.
Giao thương hàng hóa qua các sàn giao dịch ở nước ngoài đang được xem là hướng đi cần thiết nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường. Qua kênh này, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu vào thị trường thế giới trong điều kiện giá cả biến động, có thể bảo hiểm giá để tránh thua lỗ quá lớn.
Điều quan trọng là cần tạo hành lang pháp lý giúp nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch hàng hóa hoạt động tốt hơn, giảm rủi ro và phát triển bền vững các ngành hàng sản xuất mà trong nước đang có lợi thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Hiệu quả mô hình trồng cây ca cao dưới tán cây điều của Đăknông

Theo chia sẻ của Sở Nông Nghiệp tỉnh Đăknông thì trong những năm 2013 và trước đó do những tác động bất lợi của thời tiết, sâu bệnh, già cỗi, thoái hóa nên nhiều vườn điều cho năng suất thấp... Vì vậy, thời gian qua được sự hướng dẫn của các Trạm khuyến nông và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều hộ dân tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông đã áp dụng trồng xen cây ca cao dưới tán điều.

Mô hình này không chỉ mang lại thu nhập cao cho người dân trên cùng một diện tích canh tác mà còn là giải pháp để duy trì các vườn điều ở huyện.

Sở nông nghiệp Bình Phước khuyến cáo cẩn trọng với giống điều mới

Ngày 29/6/2018, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhà nông cân nhắc trước khi trồng các giống điều mới chưa được công nhận. Hiện nay, vào thời điểm đầu mùa mưa nên nhiều hộ dân đang khẩn trương đầu tư vốn tái canh vườn điều bằng nhiều giống khác nhau; trong đó có giống AB29 và AB05-08 chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng bán cháy hàng.

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh

Bí đỏ còn có tác dụng chữa nhiều bệnh Trong bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả ...